16:41 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Cam bù Hương Sơn được mùa lại trúng giá

Thứ ba - 20/02/2018 18:24
Từ chỗ 30.000 đồng/1kg trước Tết, bất ngờ vụt tăng lên 70.000 đồng đến 80.000 đồng /1kg trong dịp Tết vừa qua, cam bù Hương Sơn (Hà Tĩnh) không những được mùa mà còn được giá.

Hà Tĩnh: Cam bù Hương Sơn được mùa lại trúng giá - Ảnh 1

 Người dân trồng cam bù ở Hương Sơn ( Hà Tĩnh) cắt sản phẩm bán ngay tại vườn mà không phải mang ra chợ

 

Do cam bù Hương Sơn đã khẳng định được thương hiệu trong những năm gần đây, và Tết đến cũng là mùa cam bù thi nhau chín rộ, nên không có gì bất ngờ khi cam bù ở đây tăng giá vùn vụt trong dịp Tết này, bởi lượng khách hàng từ khắp nơi đổ xô về Hương Sơn, đặc biệt là ở các vựa cam bù Sơn Mai, Sơn Trường... mua bán ngay tại vườn.

Ông Phạm Trường Chinh, một người dân làm nghề trồng cam bù ở xã Sơn Mai cho biết: “Do lượng người trong dịp Tết đến mua cam tăng gấp nhiều lần so với ngày thường, nên ông phải thuê thêm nhân công để hái. Có ngày vườn cam của nhà ông hái được trên dưới 2 tấn bán tại chỗ mà không phải mang ra chợ, nên rất thuận tiện”.

Theo chúng tôi cam bù tăng đột biến là do giống cam có mẫu mã và màu sắc đẹp, rất ngọt và bổ dưỡng. Bên cạnh đó cam bù Hương Sơn còn có giá trị như một vị thuốc đặc trị bệnh cảm cúm khi bóc ra từng múi đem chấm với mắm tôm ăn thay cơm. Những năm trước đây, cam bù chỉ tiêu thụ ở địa phương, nhưng bây giờ đã trở thành hàng hóa nổi tiếng lưu thông khắp cả nước. Giá cả cam bù Hương Sơn tăng đột biến cũng là do nhu cầu thị trường”.

Hà Tĩnh: Cam bù Hương Sơn được mùa lại trúng giá - Ảnh 2

 Người dân trồng cam bù ở Hương Sơn ( Hà Tĩnh) cắt sản phẩm bán ngay tại vườn mà không phải mang ra chợ

 

Cam bù được xem là "vua chúa" trong vườn hoa trái, là đặc sản quý hiếm ở huyện miền núi Hương Sơn. Bởi vậy, theo ông Nguyễn Quang Thọ- Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn thì từ 350 ha năm 2013, đến năm 2018, diện tích cam bù Hương Sơn đã tăng lên 864 ha, trong đó nhiều nhất là Sơn Trường 280 ha, Sơn Mai 139 ha, Sơn Thủy 66 ha, Sơn Hàm 55 ha, Sơn Phú 23,5 ha…sản lượng trung bình 15,5 tấn/ha; diện tích cho thu hoạch khoảng 344 ha, ước tính cho thu hoạch 5.332 tấn. Nếu chỉ áp  giá trung bình 40.000 đồng/kg, ước tính số diện tích trên cho thu hoạch trên 213 tỷ đồng.

Cam bù được mùa, được giá, hàng chục gia đình thu hoạch bạc tỷ. Ông Trần Ngọc Kiên- Chủ tịch UBND xã  Sơn Mai cho biết: Tại xã Sơn Mai có 11 hộ gia đình thu hoạch tiền tỷ trở lên như hộ gia đình ông Phạm Tái Hòa, Phạm Ngọc Linh, Lê Ngọc Sáng (thôn Tân Hoa); Phạm Trường Chinh,  Phạm Ngọc Thưởng, Đậu Quang Huyến, Đoàn Mạnh Hùng, Ngô Văn Linh (thôn Kim Lĩnh);  Nguyễn Đình Thân (thôn Minh Giang), Nguyễn Hữu Toàn (thôn Hội Sơn); Nguyễn Đình Hiệp (thôn Kim Lộc) trong đó, hộ gia đình anh Ngô Xuân Linh thu hoạch trên 10 tỷ đồng.).

Hà Tĩnh: Cam bù Hương Sơn được mùa lại trúng giá - Ảnh 3

Vườn cam bù của người dân Hương Sơn đang vò vụ 

 

Rõ ràng trong những năm gần đây nhờ thu hoạch từ cam bù mà đời sống vật chất tinh thần của nhiều gia đình làm nghề trồng cam ở huyện Hương Sơn được cải thiện rõ rệt. Nổi bật là anh  Phạm Ngọc Thưởng (thôn Kim Lĩnh, xã Xuân Mai) từ hai bàn tay trắng lên lập trang trại trồng cam mà trở nên giàu có. Dịp Tết năm nay, gia đình anh thu hoạch từ cam bù ước tính được gần 3 tỷ; anh Đậu Quang Quân có 7 năm xuất khẩu lao động tại nước Nga, trở về, quyết định đầu tư phát triển cây cam bù cũng làm giàu lên nhanh chóng.

Đặc biệt, anh Đào Văn Đức ( 20 tuổi, con ông Đào Quang Tuyến), sau khí tốt nghiệp PTTH, mặc dù học lực khá nhưng em không đầu đơn vào đại học mà lựa chọn ở lại quê hương quết làm giàu từ nghề trồng cam. Được bố, mẹ cắt cho 3 ha vườn đồi, Đức quyết tâm phát triển cây cam. Số tiền trúng đậm từ mùa cam năm nay sẽ được Đức đầu tư vào việc mở mang trang trại, tập trung sản xuất cam bù theo quy trình Viet gap.

Theo Lê Văn Vy/Báo daan Sinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 91


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1120576

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72803285