21:16 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hài hòa lợi ích trong liên kết chăn nuôi

Thứ sáu - 15/08/2014 03:58
Cho đến thời điểm này, Hà Nội mới xây dựng được 17 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi với sản lượng còn khiêm tốn so với nhu cầu của Thủ đô.
 
Theo đánh giá của các chuyên gia, mấu chốt để xây dựng được chuỗi liên kết bền chặt này là việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.
Hạn chế chuỗi liên kết
Sau sự cố sữa tươi nhiễm Melamine năm 2008 làm ảnh hưởng nặng nề đến việc tiêu thụ sản phẩm của người chăn nuôi bò sữa, chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm sữa bắt đầu được triển khai trên địa bàn Hà Nội với sự vào cuộc của Sở NN&PTNT. Từ sản phẩm sữa, các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ thịt lợn, thịt gia cầm, trứng sạch cũng dần hình thành. Đến nay, trên địa bàn Hà Nội có 4 chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm quy mô lớn, trong đó, đáng chú ý là sữa tươi (2.800 hộ chăn nuôi ký hợp đồng với 2 công ty sữa); trứng gà Tiên Viên (huyện Chương Mỹ) với 12 trang trại, sản lượng tiêu thụ 70.000 quả/ngày…  

 
Sản phẩm trứng sạch sản xuất theo chuỗi tại trang trại Bảo Châu, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Quang Thiện
Sản phẩm trứng sạch sản xuất theo chuỗi tại trang trại Bảo Châu, huyện Sóc Sơn. Ảnh: Quang Thiện
Việc hình thành các chuỗi liên kết giúp cho người chăn nuôi yên tâm sản xuất vì đầu ra được đảm bảo, sản phẩm làm ra cũng đạt tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và ATTP. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Danh Lanh - Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi huyện Thường Tín, sản xuất theo chuỗi còn mới, chưa có chính sách hỗ trợ kịp thời nên người dân chưa mấy mặn mà. Mặt khác, sản phẩm theo chuỗi có giá bán cao hơn sản phẩm thông thường cùng loại, trong khi người tiêu dùng nhận thức chưa đầy đủ về chất lượng, giá trị của sản phẩm nên khả năng nhân rộng chuỗi còn hạn chế. Theo đại diện Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, một trong những tồn tại lớn của ngành chăn nuôi Thủ đô là chưa xây dựng được nhiều chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Nguyên nhân là do tư duy làm ăn manh mún, vì lợi ích cá nhân của một bộ phận người sản xuất, kinh doanh. Vì thế, giết mổ nhỏ lẻ, thủ công, chưa đảm bảo ATTP vẫn chiếm ưu thế hơn so với giết mổ công nghiệp, khiến vấn đề chất lượng sản phẩm trở nên đáng lo ngại hơn.
Cân đối lợi ích giữa các bên
Hiện nay, chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm đang được Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đẩy mạnh tại nhiều địa phương với 69 xã chăn nuôi trọng điểm bò sữa, bò thịt, lợn, gia cầm… Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, song đòi hỏi phải có cơ chế hỗ trợ. Trong đó, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, cần tính toán cân đối hài hòa lợi ích trong chuỗi sản xuất. Bởi thực tế hiện nay, trong chuỗi sản xuất, đơn vị cung cấp thức ăn và thương lái vẫn có lợi nhuận lớn nhất. Do đó, theo nhiều chuyên gia, phải nghiên cứu chính sách, tìm ra khâu then chốt nhất của chuỗi là hài hòa lợi ích, nếu không đảm bảo yếu tố này dễ dẫn tới nguy cơ chuỗi bị "tuột xích". Trong đó, Trung tâm Phát triển chăn nuôi cũng phải là một mắt xích quan trọng có vai trò hướng dẫn, điều phối hoạt động của chuỗi. Đồng thời, nghiên cứu, đặt hàng khoa học công nghệ tác động vào các khâu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và chi phí sản xuất.
Ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, mặc dù nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch trên địa bàn TP là rất lớn nhưng không phải ai cũng tin tưởng và sẵn sàng bỏ tiền ra mua. Do đó, bên cạnh giải pháp tuyên truyền, cần quy trách nhiệm rõ ràng của các bên tham gia chuỗi nếu có sai phạm. Trung tâm cũng đề nghị UBND TP xây dựng đề án phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Hà Nội và hợp tác, liên kết với các tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2025, chính sách phát triển sản xuất, chế biến thức ăn tổng hợp gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, có chính sách cơ chế hỗ trợ đặc thù cho các doanh nghiệp đứng đầu của các chuỗi liên kết.

 
Hiện nay, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đang triển khai xây dựng một số chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ như gà mía Sơn Tây (60.000 con, cung cấp 1 - 1,2 tấn thịt/ngày), gà đồi Ba Vì (120.000 con, cung cấp 2 tấn thịt/ngày), vịt Vân Đình (60.000 con, cung cấp 1,5 tấn thịt/ngày), trứng vịt Liên Châu (150.000 con vịt đẻ, cung cấp 120.000 trứng/ngày)...
Thiên Tú
Nguồn ktdt.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1126930

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72809639