13:14 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hành tím, củ cải trắng giúp bà con Khmer thoát nghèo

Chủ nhật - 17/06/2018 21:05
Từ nhiều năm nay, cây hành tím, củ cải trắng đã trở thành loại cây trồng chủ lực của nhân dân khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng nói chung và đồng bào Khmer nói riêng. Chiến lược phát triển kinh tế đầy hiệu quả của địa phương và BĐBP đã tiếp thêm động lực cho bà con nỗ lực làm ăn sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Thậm chí, nhiều gia đình từ bàn tay trắng đã từng bước thoát nghèo, có của ăn của để.
yutx_12
Người dân phường 2, thị xã Vĩnh Châu phơi củ cải trắng sau khi muối để làm món xá pấu. Ảnh: Hồ Anh

Trên đường dẫn tôi xuống khóm Cà Lăng A Biển, phường 2, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) để tìm hiểu về các mô hình giúp dân phát triển kinh tế, xã hội, Đại úy Lê Văn Tiền, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Vĩnh Châu, BĐBP Sóc Trăng cho biết: “Trên địa bàn đơn vị quản lý có hơn 50% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Vì vậy, thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp với chính quyền các phường thực hiện nhiều chương trình, mô hình giúp bà con phát triển sản xuất. Đặc biệt, năm 2010, chỉ huy đơn vị đã triển khai mô hình trồng màu (chủ yếu là hành tím và củ cải trắng). Để giúp bà con có vốn sản xuất, đơn vị giúp bảo lãnh để Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Vĩnh Châu cho những gia đình kinh tế khó khăn vay vốn làm ăn. Đến nay, đã có 111 hộ sinh sống trên các địa bàn như: khóm Cà Lăng B, Cà Lăng A Biển, thuộc phường 2 và khóm Biển Trên, thuộc phường Vĩnh Phước (thị xã Vĩnh Châu) được tiếp cận nguồn vốn vay với tổng số tiền là 913 triệu đồng”.

Được hỗ trợ vốn vay, phát huy tiềm năng và lợi thế về đất đai, cộng với sự hướng dẫn của những cán bộ nông nghiệp địa phương cũng như sự quan tâm, động viên của những cán bộ Biên phòng phụ trách địa bàn, đã tạo động lực cho bà con Khmer chăm chỉ sản xuất, phát triển kinh tế. Nhờ trồng hiệu quả cây hành tím và củ cải trắng, không ít hộ đã vươn lên thoát nghèo, cuộc sống ngày càng khá giả. Nhiều gia đình còn là tấm gương cho các hộ khác học hỏi, để từ đó họ nỗ lực thoát khỏi cảnh nghèo khó đeo bám nhiều năm qua.

Có mặt tại khóm Cà Lăng A Biển, tôi được tiếp xúc và trò chuyện với bà Sơn Thị Loal (SN 1947, dân tộc Khmer), gia đình bà từng có hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ của đồn Biên phòng và địa phương, nay đã thoát nghèo, làm ăn khá giả. Khoảng 10 năm trước, gia đình bà Loal là hộ nghèo của khóm. Để có tiền trang trải cho cuộc sống, cũng như lo cho các con ăn học, vợ chồng bà phải làm việc rất vất vả, thậm chí những lúc túng thiếu, không ít lần bà Loal phải nhờ cậy người thân và hàng xóm. Thế nhưng năm 2010, với nguồn vốn vay 12 triệu đồng từ ngân hàng, vợ chồng bà trồng được 6.000 mét vuông cây hành tím, cho thu hoạch khá. 2 năm trở lại đây, khi hết vụ hành, bà Loal và bà con trên địa bàn lại quay vòng trồng củ cải trắng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngồi tiếp chuyện với chúng tôi, bà Loal cho biết: “Mặc dù thời gian gần đây, giá hành lên xuống thất thường, không cao như những năm trước. Nhưng không ngại, vì cứ hết vụ hành tím, chúng tôi lại quay sang trồng củ cải trắng. Đối với cây củ cải trắng, muốn có lãi cao, chúng tôi tiến hành làm xá pấu (củ cải muối). Món xá pấu từ lúc bắt đầu muối đến khi phơi khô bán chỉ mất khoảng 12 ngày. Ngoài việc tiêu thụ tại địa phương, xá pấu cũng được các thương lái ở tỉnh An Giang, Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh... thu mua. Mỗi năm, trừ chi phí giống, phân bón thì gia đình tôi cũng thu được khoảng 30 triệu đồng từ việc trồng hành tím và củ cải”.

Cũng được hỗ trợ vốn vay, gia đình bà Thạch Thị Hà (SN 1964, dân tộc Khmer) trú tại khóm Cà Lăng B, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã nỗ lực phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo cách đây hơn 6 năm. Từ khi được tiếp cận với nguồn vốn vay 12 triệu đồng mà Đồn Biên phòng Vĩnh Châu bảo lãnh với ngân hàng, vợ chồng bà Hà đã dùng số tiền đó đầu tư vào gần 4.500 mét vuông hành tím và củ cải trắng. Để sản xuất có hiệu quả, ngoài kinh nghiệm của bản thân, bà Hà luôn tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học-kỹ thuật vào sản xuất do Hội Nông dân các cấp phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tại địa phương.

Bà Hà tâm sự: “Nhờ sự giúp đỡ của các anh Biên phòng, gia đình chúng tôi mới có điều kiện tiếp vốn sản xuất. Thời gian qua, tôi và bà con đã áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, nên giảm đáng kể chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây trồng vẫn phát triển tốt, cuối vụ lợi nhuận nhiều hơn. Từ đó, chúng tôi có thêm điều kiện mở rộng sản xuất và nuôi con ăn học. Mong rằng những năm tới, Đảng, Nhà nước có thêm chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc Khmer phát triển sản xuất, nâng cao mức sống”.

Gia đình bà Loal, bà Hà là hai trong nhiều hộ dân trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu thời gian qua được Đồn Biên phòng Vĩnh Châu bảo lãnh để vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tích cực sản xuất mà vượt qua được nghèo khó, vươn lên khá giả. Nhiều hộ làm ăn giỏi còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cho bà con khác học tập và làm theo. Đại úy Lê Văn Tiền cho biết thêm: “Từ khi triển khai mô hình trồng màu giúp dân phát triển kinh tế, xã hội, đến nay, các gia đình được hỗ trợ vốn đã từng bước ổn định đời sống. Hiện tại, đã có 47/111 hộ vươn lên thoát nghèo và làm ăn có lãi”.

Hồ Anh/bienphong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1201931

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72884640