03:29 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả mô hình chuỗi liên kết nghề cá

Thứ hai - 10/09/2018 18:49
Thời gian qua, chuỗi liên kết giữa Tổ hợp tác Nghề cá Phước Ðồng (TP Nha Trang) và Công ty TNHH Thịnh Hưng đã đem lại hiệu quả thiết thực, có lợi cho cả ngư dân lẫn doanh nghiệp (DN). Ðây là mô hình cần nghiên cứu để có cơ sở củng cố, phát triển.

Ngư dân bốc xếp cá ngừ chuẩn bị đưa đi tiêu thụ tại cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, Khánh Hòa).

Hiệu quả từ liên kết

Tổ trưởng Tổ hợp tác Nghề cá Phước Ðồng (TP Nha Trang) Trần Văn Ðạt cho biết, năm 2017, tổ đã tiến hành bán 758 tấn sản phẩm cho Công ty TNHH Thịnh Hưng. Theo đánh giá của Công ty TNHH Thịnh Hưng, chất lượng bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của ngư dân trong tổ là rất tốt, tỷ lệ hơn 95% lượng cá ngừ đại dương đạt tiêu chuẩn; trong đó, hơn 30% đạt chất lượng loại A… Trong sáu tháng đầu năm 2018, hai bên đã thực hiện mua bán 250 tấn sản phẩm; chất lượng cá ngừ đạt tiêu chuẩn đã được nâng cao hơn trước, lên tới 98%. Phó Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Hưng Nguyễn Thái Hiểu cho biết, cá đạt chất lượng cao xuất khẩu trực tiếp bằng đường hàng không hiệu quả kinh tế rất cao.

Theo ngư dân Trần Văn Ðạt, thực hiện chuỗi liên kết, ngư dân ký cam kết bán sản phẩm cho DN, cụ thể ở đây là Công ty Thịnh Hưng, không bán cho ai khác. Về phía mình, Thịnh Hưng đưa ra tiêu chuẩn sản phẩm; hỗ trợ dụng cụ và hướng dẫn ngư dân cách thức khai thác và bảo quản cá đạt chất lượng cao; bao tiêu toàn bộ sản phẩm của ngư dân với giá cao hơn thị trường. Ðồng thời, Công ty Thịnh Hưng có chính sách ưu đãi cho ngư dân rất cụ thể: cung cấp dụng cụ giết mổ, hướng dẫn kỹ thuật và phương pháp giết mổ đúng quy trình kỹ thuật để bảo đảm chất lượng, hỗ trợ giá 2.000 đồng/kg cho toàn bộ lô cá ngừ chất lượng tốt nhất từ 10% trở lên, sáu tháng một lần công ty xét thưởng cho ba ghe, tàu có sản lượng, chất lượng tốt nhất với các mức thưởng 30 triệu đồng, 20 triệu đồng, 10 triệu đồng.

Sau gần hai năm liên kết, được sự giúp đỡ của DN, ngư dân thực hiện tốt hơn kỹ thuật đánh bắt, bảo quản, cho nên chất lượng sản phẩm nâng cao đáng kể. Hiệu quả khai thác, thu nhập qua từng chuyến biển được nâng lên. So với ngày đầu thành lập, chuỗi chỉ có 40 tàu cá tham gia, đến nay, Tổ hợp tác Nghề cá Phước Ðồng đã có hơn 100 tàu cá tham gia liên kết.

Ông Nguyễn Thái Hiểu cho biết thêm, thực hiện chuỗi liên kết, công ty không những tự tin có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng bảo đảm phục vụ chế biến, xuất khẩu mà còn có khả năng rất tốt trong việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. Ðây là cơ sở quan trọng để DN nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vị thế trên thị trường. Ðơn cử như thông qua chuỗi liên kết, ngư dân cam kết không đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài cho nên sản phẩm xuất khẩu của DN đạt chất lượng cao; có nguồn gốc rõ ràng, rất thuận lợi khi xuất khẩu vào thị trường EU - thị trường đang phạt "thẻ vàng" đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta.

Nhân rộng mô hình

Từ năm 2010 đến nay, Khánh Hòa đã hình thành nhiều chuỗi liên kết với sự tham gia của nhiều DN thủy sản lớn. Nhưng kết quả chưa mấy khả quan. Nguyên nhân chính là giữa DN và ngư dân chưa có sự thống nhất cao độ về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; phương thức định giá; quy định ràng buộc về quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong cung cấp dịch vụ; bảo quản, mua bán sản phẩm... Chính chuỗi liên kết giữa Tổ hợp tác Nghề cá Phước Ðồng và Công ty TNHH Thịnh Hưng đã phần nào giải quyết được những vấn đề bất cập nêu trên. Tuy những quy định ràng buộc lẫn nhau chưa thật sự chặt chẽ nhưng tinh thần trách nhiệm của mỗi bên được đặt lên trên hết nhằm đem lại hiệu quả thiết thực, có lợi cho cả ngư dân và DN. Mối ràng buộc giữa hai bên ở đây là chữ tín. Nếu một trong hai bên "có vấn đề", chẳng hạn như ngư dân đem sản phẩm bán cho công ty khác thì liên kết sẽ lung lay. Cho nên đây là mô hình cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để có cơ sở củng cố, phát triển.

Chi cục trưởng Thủy sản Khánh Hòa Nguyễn Trọng Chánh cho biết, trước mắt, cần có chính sách hỗ trợ các bên tham gia chuỗi liên kết. Chẳng hạn như ngư dân cần được hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị bảo quản; đào tạo kỹ năng khai thác, sơ chế, bảo quản sản phẩm... DN cần được hỗ trợ xác nhận nguồn gốc nguyên liệu; mở rộng thị trường… Về lâu dài, chi cục tiếp tục hỗ trợ, vận động DN, ngư dân tham gia các chuỗi liên kết hiện có và phát triển thêm một số chuỗi liên kết mới, mục tiêu là toàn bộ tàu khai thác xa bờ trong tỉnh sẽ tham gia các chuỗi liên kết nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, xuất khẩu.

Theo Phong Nguyên/Báo Nhân Dân.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256


Hôm nayHôm nay : 43659

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1003807

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61325764