07:55 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hòa Bình: Tưới tiết kiệm nước – Giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả ở Cao Phong

Thứ sáu - 03/04/2015 02:25
Từ năm 2013, UBND huyện Cao Phong đã triển khai phương pháp tưới tiết kiệm nước với 04 mô hình thí điểm công nghệ tưới nhỏ giọt và 01 mô hình thí điểm công nghệ tưới phun sương. Đến nay, các mô hình thí điểm đã cho kết quả tương đối khả quan. Không chỉ giúp tiết kiệm nước tưới, công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới phun sương còn giúp người nông dân tiết kiệm một phần không nhỏ chi phí đầu tư sản xuất.

Cao Phong là huyện miền núi có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển chuyên canh cây ăn quả. Song, những năm qua, việc áp dụng cách tưới truyền thống (tưới tràn – dùng máy bơm và vòi tưới cho cây) đã gây lãng phí nguồn tài nguyên nước, hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2013, với sự vào cuộc của các nhà khoa học, giải pháp tưới tiết kiệm nước đã được đưa vào ứng dụng và bước đầu mang lại những hiệu quả khả quan.

Bám sát đặc điểm của địa phương

Nổi bật nhất trong các loại cây ăn quả của huyện Cao Phong là cây cam. Những năm gần đây, thương hiệu Cam Cao Phong đã trở lên quen thuộc với thị trường nông sản trong nước. Do đầu ra và giá cả ổn định nên diện tích, sản lượng cam ở Cao Phong đang có xu hướng tăng nhanh. Nếu như năm 2010, cả huyện mới có 557 ha với sản lượng khoảng 9.000 tấn thì năm 2014, con số này đã tăng lên 1.200 ha với sản lượng ước đạt 17.000 tấn cam. Cùng với đó, nhu cầu bảo đảm nước tưới cũng ngày càng trở lên bức thiết bởi đặc thù sinh trưởng của cây cam, nếu thiếu nước tưới sẽ trực tiếp ảnh hướng xấu đến năng suất, chất lượng trái cam khi thu hoạch.

Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình tự nhiên của huyện Cao Phong tương đối cao, bị chia cắt mạnh và có độ dốc lớn. Đất trồng cam ở đây chủ yếu là đất đỏ bazan, khả năng giữ ẩm kém. Nguồn nước tưới tự nhiên chủ yếu tập trung tại hồ chứa nước Đắc Tra và một số khe suối nhỏ trong khu vực. Trong khi đó, hệ thống công trình thủy lợi dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng nguồn nước tưới chưa thể đáp ứng nhu cầu bảo đảm cho 1.200 ha cam các loại. Thực tế này đã gây lên những khó khăn không nhỏ trong việc phát triển bền vững cây cam nói riêng và cây ăn quả nói chung ở Cao Phong.

Bám sát những đặc điểm nêu trên và tập quán canh tác của người dân, từ năm 2013, UBND huyện Cao Phong đã cùng Trung tâm Thủy lợi miền núi phía Bắc và Viện Khoa học Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) triển khai phương pháp tưới tiết kiệm nước với 04 mô hình thí điểm công nghệ tưới nhỏ giọt và 01 mô hình thí điểm công nghệ tưới phun sương. Các hộ sản xuất tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí, được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật triển khai và cách thực hiện tưới tiết kiệm nước. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là tận dụng địa hình dốc, tạo các rãnh thu nước mưa gắn với xây dựng các bể chứa để chủ động nguồn nước tưới. Sau đó, đưa nước từ các bể chứa ở trên cao (đỉnh đồi) đến từng gốc cây ở dạng nhỏ giọt hoặc phun sương thông qua hệ thống vòi tưới nhỏ giọt hoặc thiết bị phun tự động. Lượng nước đến từng cây được điều chỉnh bằng hệ thống điều chỉnh tự động nên không phụ thuộc vào vị trí gốc cây ở gần hay xa nguồn nước. Đồng thời, công nghệ này cũng cho phép kết hợp tưới nước với bón phân và thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây cam, người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh lượng nước tưới từ vài lít/gốc đến hàng nghìn lít/gốc. Nguyên lý này vừa cho phép tiết kiệm nước tưới đồng thời cũng giảm thiểu tối đa công lao động sử dụng vào việc tưới, bón phân và phun thuốc cho cam.

Kết quả bước đầu và một số vấn đề đặt ra

Là một trong 05 mô hình thí điểm phương pháp tưới tiết kiệm nước, anh Nguyễn Đức Huy ở khu 4, thị trấn Cao Phong phấn khởi cho biết, trên diện tích 1 ha cam áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước, nhìn chung đã tiết kiệm được khoảng 60% công tưới so với cách tưới trực tiếp như trước; đồng thời, công bón phân, phun thuốc và lượng phân vô cơ cần bón cho cây cam cũng được tiết kiệm đáng kể.

 

Anh Nguyễn Đức Huy bên những cây cam áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước.

 

Qua tìm hiểu thực tế, sau gần 2 năm triển khai, các mô hình thí điểm phương pháp tưới tiết kiệm nước ở Cao Phong đến nay đã cho kết quả tương đối khả quan. Không chỉ giúp tiết kiệm nước tưới, công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới phun sương còn giúp người nông dân tiết kiệm một phần không nhỏ chi phí đầu tư sản xuất. Từ chỗ trước đây phải đầu tư máy bơm, đường ống dẫn dài 1 - 2 km hay phải mua nước tưới vào mùa khô hạn với giá 160.000 - 200.000 đồng/téc thì nay người sản xuất đã cơ bản bảo đảm được lượng nước tưới, chủ động về thời điểm và lượng nước tưới cụ thể. Theo tính toán bước đầu, so với cách tưới truyền thống (tưới tràn), phương pháp tưới tiết kiệm nước có thể giảm được 50 - 55% lượng nước tưới, 40% lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, 80 - 85% công tưới. Tưới tiết kiệm nước còn giúp quản lý chất dinh dưỡng tạo chất lượng tốt cho quả cam. Tính tổng thể, phương pháp này có thể giúp người nông dân giảm từ 20 - 30% chi phí sản xuất, đồng thời tăng 10 - 15% sản lượng cam, từ đó giúp tăng thu nhập cho người trồng cam. Kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy khả năng thu, trữ nước tại chỗ kết hợp với phương pháp tưới tiết kiệm nước vừa có thể giải quyết hiệu quả bài toán khó khăn về nguồn nước tưới vừa là giải pháp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm cam nói riêng và các loại cây ăn quả ở Cao Phong nói chung. Từ hiệu quả bước đầu đó, đến nay công nghệ tưới tiết kiệm nước đã được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình với 22 mô hình, tập trung tại các huyện Lạc Thủy (09 mô hình), Cao Phong (05 mô hình), Lương Sơn (05 mô hình), Yên Thủy (03 mô hình).

Bên cạnh những hiệu quả tích cực, việc thí điểm phương pháp tưới tiết kiệm nước với 2 công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới phun sương ở Cao Phong cũng bộc lộ một số vướng mắc cần tháo gỡ. Vốn đầu từ cho mô hình khá lớn, dao động khoảng 60 - 70 triệu đồng/mô hình; do bố trí hệ thống ống dẫn nước ngầm kết hợp các đầu ống nổi nên quá trình làm cỏ, máy phát cỏ thường phát vào các đầu ống; việc bón phân sau thu hoạch cũng thường mắc phải ống dẫn; quá trình tưới nước, đồng thời cũng làm ẩm dọc theo hàng cây nên cũng làm cho cỏ mọc nhiều dọc theo đường ống tưới…

Nếu khắc phục có hiệu quả những hạn chế kể trên, phương pháp tưới nước tiết kiệm sẽ thực sự là một sự lựa chọn phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các vùng chuyên canh cây ăn quả của huyện miền núi Cao Phong nói riêng và các địa bàn khô hạn của tỉnh Hòa Bình nói chung./.

Tạ Quang Đạo 
Theo khuyennongvn.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 267


Hôm nayHôm nay : 68677

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1126978

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71354293