21:02 EST Chủ nhật, 05/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hoa lan rừng làm giàu cho Tả Phìn

Thứ hai - 24/04/2017 04:32
Cách thị trấn Sa Pa 12km, xã Tả Phìn (Sa Pa - Lào Cai) vốn nổi tiếng với dịch vụ tắm lá thuốc của người Dao đỏ, hơn 10 năm nay lại có thêm nghề trồng hoa lan rừng, đem lại thu nhập cao và việc làm ổn định cho bà con các dân tộc Mông, Dao. Đặc biệt, hai thế mạnh này còn giúp đồng bào phát triển dịch vụ du lịch homestay.

Hoa lan trong vườn của ông Vương Xuân Phương.

Đem hoa rừng về bản...

Ông Vương Xuân Phương, công tác tại Trạm Y tế xã Tả Phìn, người có vườn lan rừng đẹp nhất nhì xã, cho biết, ông gây dựng vườn lan này hơn 10 năm về trước. Song, người có công đem những dò lan rừng về làm đẹp cho bản làng là đồng bào Mông, Dao. Khởi đầu, do đồng bào đi hái lá thuốc trong rừng thấy lan đẹp thì đưa về trồng chơi, từ một, hai nhà nay lan ra cả xã. Tuy nhiên, để hoa lan đẹp, bền, đến được tay người tiêu dùng trên mọi miền đất nước, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất thì không dễ.

Theo đó, ông Phương bắt đầu học cách trồng lan từ năm 2007 - 2008. Quy trình khá đơn giản, cho phân trâu ủ ẩm trong thời gian 2 tháng vào chậu dương xỉ, sau đó đưa lan vào trồng, nếu phải xuất đi xa thì cho vào chậu sành. Khi cây còn bé trồng vào chậu nhỏ, sau đó chuyển sang chậu lớn. Chậu dương xỉ có thể rộng từ 30 - 100cm, 1chậu to thường trồng 30 cây hoa lan và có giá 10 triệu đồng (thời điểm cách đây 10 năm). Dịp Tết Nguyên đán 2017, giá lên đến 40 triệu đồng, mức giá này giữ ổn định từ năm 2013 -2014 đến nay. Chậu  bé hơn một chút có giá 20-30 triệu đồng, chậu trung bình 2 - 3 triệu đồng, dò bé chỉ 500.000 - 600.000đồng. Tính đến thời điểm này, trong vườn nhà ông Phương vẫn còn trên 1.000 dò lan các loại. Do công việc nhiều nên ông phải thuê 2 công nhân, trả lương quanh năm với mức 5 triệu đồng/người/tháng, vào dịp Tết phải thuê 5 công nhân.

Ông Phương cho biết, trồng lan khó nhất là khâu chọn giống, đòi hỏi người trồng phải có thâm niên chăm sóc cây mới “thẩm thấu”được điều này. Ví như, cùng giống lan địa mộc Sa Pa, song lại chia làm nhiều loại khác nhau, nếu người trồng không có kinh nghiệm sẽ gặp rủi ro lớn: hoa nở không đúng dịp Tết. Sau nhiều năm mày mò, học hỏi, ông đã rút ra bài học, muốn cho lan nở đúng dịp Tết thì tháng 10 ­âm lịch hàng năm phải chuyển xuống vùng ấm hơn. Hiện, gia đình ông có khu trung chuyển hoa lan cách TP. Lào Cai 11km, từ đây lan rừng được đưa đến những nơi khách đặt hàng, thường từ địa phận TP. Vinh (Nghệ An) trở ra Bắc. Do trồng lan phải có thêm công đoạn trung chuyển như trên, nên Tả Phìn có khoảng 15 đầu mối thu mua cho bà con. Theo đó, để hoa lan đến tay người tiêu dùng phải phân chia thành 2 công đoạn: bà con sản xuất và bán cho các đầu mối, các đầu mối làm tiếp việc còn lại và chuyển đến tay khách hàng. 

Ngoài những hộ trồng lan thâm niên như ông Phương, ông Lại Đăng Nam, thôn Sả Séng mới tham gia trồng 2 năm nay cũng cho biết, bà con Tả Phìn vào rừng khai thác lan từ những năm 1990 đến nay, nên lan rừng gần như không còn. Những hộ “sinh sau đẻ muộn” như ông phải mua lại của bà con tự nhân giống với giá 2 triệu đồng/dò. Hiện, gia đình ông có trên 200 chậu lan gây dựng từ đầu năm 2016 đến nay, giá từ 2 - 10 triệu đồng/dò, đầu ra là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... Riêng dịp Tết Nguyên đán 2017, ông đã bán được 100 chậu. Hiện, ông Nam tiếp tục mua lan rừng về chăm sóc.

Theo thống kê, Tả Phìn hiện có 60 - 70% gia đình trồng lan (tương đương 500 -600 hộ), bình quân lãi ròng 100 - 300 triệu đồng/hộ/năm; hộ mới tham gia trồng đạt 50 - 70 triệu đồng/năm.          

Phục vụ du lịch homestay  

Cùng đi thăm vườn lan của đồng bào Mông, Dao với chúng tôi, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Kinh doanh tổng hợp Giấc mơ đỏ, bà Lý Mẩy Chạn, cho biết: “Nhờ biết phát huy thế mạnh của 2 sản phẩm (tắm lá thuốc của người Dao đỏ và trồng hoa lan rừng), dịch vụ du lịch homestay trên địa bàn ngày càng phát triển. Hiện, toàn xã có trên 30 hộ tham gia lĩnh vực này. Trước đây, chỉ có người Dao đỏ cung cấp lá thuốc tắm, nay bà con người Mông cũng tham gia. Điều đáng mừng là, dịch vụ tắm lá thuốc ngày càng phát triển, nên giá lá thuốc đã tăng từ 10.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg. Khách du lịch ở lại nhà homestay thường đi thăm khu miếu cổ, khu tắm lá thuốc, các hang động ở Tả Phìn và ngắm vườn lan trong từng hộ gia đình. Trước đây chỉ có vài nhà làm dịch vụ homestay và khách chỉ ở lại 1 ngày/đêm, nay tăng lên 2 - 3 ngày/đêm”.

Bà Chạn còn cho biết thêm, để giữ chân du khách trong những ngày ở lại với gia đình, xã viên HTX đã được đi học các lớp nấu ăn. Du khách ở cùng nhà với bà con nhưng có phòng riêng, chăn màn sạch sẽ; khu vệ sinh riêng biệt cho phòng đôi, hoặc chung cho phòng tập thể.         

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Tả Phìn, ông Đỗ Minh Trí, cho biết: “Hoa lan là một trong những cây trồng có thế mạnh ở Tả Phìn: thổ nhưỡng phù hợp, có thể trồng dưới tán cây; tận dụng được những vùng đất xấu, núi đá, độ dốc cao; sử dụng lao động dư thừa, lúc nông nhàn, thu nhập từ trồng lan khá cao, người dân có kinh nghiệm trồng hoa trên 20 năm nay. Ngoài ra, trồng lan còn góp phần giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nông thôn do phân trâu, bò thải ra. Theo đó, 100% giá thể lan trồng bằng phân trâu, bò. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn như: nhu cầu về nguồn vốn cao, việc đăng ký thương hiệu gặp nhiều khó khăn. Ngày càng xuất hiện nhiều dịch bệnh lạ trên cây hoa lan như: thối nõn, nấm... Độ ẩm Sa Pa cao, mùa ra mầm hoa lan có  nhiều ốc sên đến phá hoại, nhiều khi phải thức trắng đêm để tiêu diệt. Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học tìm cách khắc phục nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được”.

Hy vọng, với cách làm sáng tạo của người dân, sự quan tâm của chính quyền địa phương, một ngày không xa, Tả Phìn sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách nói chung và homestay nói riêng.

Dương An Như/kinhtenongthon.com.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 63

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 61


Hôm nayHôm nay : 40675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 156842

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73203813