Theo đó, Hội ND huyện đã phối hợp với các ngành để xây dựng mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp. Trong đó, các mô hình liên kếtdo Hội thực hiện trước đó thì mô hình liên kết với Công ty TNHH thực phẩm Orion Vina là một trong những mô hình bền vững giúp hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo nguồn giống, đầu vào, đầu ra cho sản phẩm khoai tây.
Hội ND huyện đã phối hợp cùng Công ty Orion Vina triển khai sâu rộng đến đông đảo hội viên, nông dân trên địa bàn các xã và thị trấn. Trong đó, xã Đà Loan là khu vực trọng điểm triển khai mô hình.
Xã Đà Loan huyện Đức Trọng là một trong những địa phương có quỹ đất canh tác sản xuất lớn. Diện tích canh tác khoai tây nằm trên vùng đất đỏ Bazan. Việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất đã được Hội ND huyện và xã triển khai thực hiện nhằm vận động hội viên, nông dân thay đổi nhận thức sản xuất. Các hộ dân tham gia liên kết được Công ty trang bị kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn; đồng thời bà con nông dân hỗ trợ đầu tư về giống và phân bón. Công ty đã ký hợp đồng và triển khai trồng 10 ha khoai tây giống Doobak – giống mới từ Hàn Quốc có đặc tính sinh trưởng tốt, hàm lượng chất khô trong củ cao, đường khử thấp, có khả năng kháng bệnh, virus, có các đặc tính di truyền cao, với năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha, hiệu quả kinh tế đạt hơn 100 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2017-2018, Hội ND huyện phối hợp với công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina triển khai 02 lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, thành lập Tổ hợp tác khoai tây với 1 tổ trưởng và 10 tổ viên; triển khai trồng thử nghiệm 10 ha khoai tây giống Doobak.
Vụ đông xuân năm 2018-2019, Hội tiếp tục phối hợp với công ty ký kết hợp đồng với các hộ nông dân có nhu cầu và điều kiện sản xuất. Theo đó, người sản xuất đầu tư công lao động, những vật tư phát sinh và hưởng 100% giá trị sản phẩm.Người sản xuất tham gia chuỗi liên kết được Công ty hỗ trợ: Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng giống, phân bón, cử cán bộ giám sát quy trình kỹ thuật, sản phẩm đạt chất lượng được thu mua với giá 9.000đồng/kg. Diện tích hợp đồng dự kiến khoảng 30ha.
Hiện, số hộ nông dân ký hợp đồng sản xuất với công ty là 200 hộ tại 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương với diện tích 100 ha. Đến cuối năm 2019 là 200ha và năm 2020 là 500ha.
Có thể khẳng định, nếu phát triển mở rộng hơn nữa diện tích khoai tây trên vùng đất này trong những năm tới sẽ mở ra một xu hướng tốt về giải pháp “liên kết tiêu thụ nông sản”cho nông dân tại địa phương một cách bền vững và hiệu quả.