05:30 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khi ý Đảng hợp lòng Dân

Thứ tư - 10/07/2013 04:57
Về Quảng Lập, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), xe ô tô bon bon trên những con đường mới. Đường đi lối lại giữa các thôn trong xã đều được bê tông hóa, lượn mình qua những vườn hoa, rau xanh trải dài. Cuộc sống khá giả của nhân dân xã thuần nông đang mở ra từng ngày dưới sắc trời Tây Nguyên xanh.

Dù là một xã thuần nông, nhưng trong những năm qua Quảng Lập đã trở thành điểm sáng xã nông thôn mới tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng. Ở đây, ý Đảng đã hợp với lòng dân, chính quyền đã biết dựa vào dân, huy động sức đóng góp của nhân dân cho sự phát triển chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

 

Những khó khăn ban đầu

 

Được tách ra từ xã Ka Đô vào tháng 10-1989, xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) nằm ở vị trí trung tâm các xã phía Nam sông Đa Nhim gồm có Ka Đô, Quảng Lập, Ka Đơn, Tu Tra và xã Proh, cách trung tâm huyện Đơn Dương 3 km. Xã Quảng Lập có 5 thôn; diện tích đất tự nhiên 968 ha (trong đó đất sản xuất nông nghiệp 855 ha); toàn xã có gần 4.870 hộ với 1.030 nhân khẩu, chủ yếu là dân di cư các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, phú Yên về đây sinh sống lập nghiệp. Với đặc thù đều là người gốc miền Trung vốn có đức tính cần cù, chịu thương chịu khó và chắt chiu xây dựng nên đã góp phần làm cho Quảng Lập nhanh chóng trở thành một xã trù phú.

 

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngoài chung lưng đấu cật, đoàn kết giúp nhau sản xuất lập nghiệp, nhân dân Quảng Lập đã dồn tất cả sức người, sức của cho kháng chiến: vừa trực tiếp tham gia đánh giặc vừa nuôi giấu cán bộ hoạt động, giúp đỡ bộ đội, tiếp lượng tải đạn, tiêu thổ kháng chiến. Ngày 20-10-1998, xã Quảng Lập vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ý Đảng hợp lòng dân
Tự hào xã anh hùng, đảng bộ, chính quyền và nhân dân quyết tâm từng bước khắc phục khó khăn của một xã thuần nông có điểm xuất phát thấp, chỉ dựa vào sản xuất rau, hoa là chính, trong khi giá cả thường xuyên bấp bênh. Một trong những yếu tố quan trọng đã giúp cho sự vươn lên mạnh mẽ của xã Quảng Lập là sự đồng thuận cao của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương trong việc “hợp sức” thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Bài học “lấy dân làm gốc”, “dựa vào sức dân” được các thế hệ cán bộ lãnh đạo xã Quảng Lập vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả. Ngay từ những năm đầu thực hiện Cuộc vận động xây dựng thôn, buôn văn hóa, dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Quảng Lập đã mạnh dạn đăng ký và vận động nhân dân quyết tâm thực hiện. Chính sự nỗ lực lớn này đã mang lại sự thay da đổi thịt trên một vùng quê yên bình.
 

Qua nhiều năm kiên trì thực hiện, đến nay xã Quảng Lập đạt hầu hết các tiêu chí; một số tiêu chí đạt khá cao như: 100% hộ dân được công nhận xóa nhà tạm và đều có nhà xây kiên cố khang trang; toàn xã chỉ còn 10 hộ nghèo và cận nghèo (chiếm 0,95%); thu nhập bình quân 25 triệu đồng/người/năm; y tế và giáo dục đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt, trên lĩnh y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được lãnh đạo xã rất quan tâm. Năm 2010, Trạm y tế xã Quảng Lập được đầu tư 2,4 tỷ đồng xây dựng mới với đầy đủ hệ thống các phòng nghiệp vụ (Phòng khám, phòng Dân số - KHHGĐ, Phòng chuẩn đoán, điều trị, Phòng hành chính…) với 6 biên chế: gồm 1 bác sỹ đa khoa và 5 cán bộ y tế. Mỗi năm, Trạm Y tế xã thu hút trên 300 lượt người đến khám và chữa bệnh. Hằng năm, Chương trình Quốc gia về tiêm chủng  phòng ngừa các loại dịch bệnh ở trẻ em, người già, đối tượng chính sách được thực hiện tốt. Hiện nay, trong xã không có dịch bệnh nào; nhân dân trong xã được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe  đầy đủ và đảm bảo tốt nhất.

Dù là một xã nhỏ nhưng Quảng Lập đã có chợ mới là trung tâm mua sắm của nhân dân cụm các xã phía Nam sông Đa Nhim, quy mô chợ loại II với 228 gian hàng và 170 hộ kinh doanh. Các thiết chế sinh hoạt văn hóa được đầu tư khá tốt: nhà văn hóa xã đang thi công xây dựng với kinh phí gần 2 tỷ đồng; 5/5 thôn đều có nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% đường giao thông liên thôn được bê tông hóa và trải nhựa. Toàn xã có 2 sân bóng đá nhân tạo và 3 sân bóng chuyền. Đặc biệt, trên các con đường đi lại trong các thôn, xóm đều có đèn chiếu sáng do nhân dân đóng góp và tự trả tiền. Năm 2011, xã Quảng Lập được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận xã đạt chuẩn văn hóa.
 

Phát huy sự đồng thuận

Để đạt được những thành tích tiêu biểu này, ngoài sự nỗ lực của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương, phải khẳng định sự đóng góp rất lớn của nhân dân. Khi đời sống vật chất được cải thiện, nhận thức thay đổi và khi đó nhu cầu về văn hóa tinh thần của nhân dân được đặt ra. Lãnh đạo địa phương đã nắm bắt được tâm tư, làm tốt công tác vận động và nhận được sự đồng thuận của nhân dân rất cao.
 

Ông Nguyễn Bình Trị, Chủ tịch UBND xã Quảng Lập tự hào cho biết, phần lớn các công trình, dự án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, các thiết chế sinh hoạt văn hóa, thể thao của xã đều được nhân dân tích cực góp sức. Riêng trong 2 năm (2011 và 2012), nhân dân đã đóng góp với tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng. Cụ thể, cuối năm 2010 để xây chợ Quảng Lập, chính quyền xã xây dựng dự án hoán đổi đất lấy mặt bằng, tổng diện tích 15.000m2 đã được nhân dân đồng thuận hưởng ứng. Tổng kinh phí xây dựng Chợ 11 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 9 tỷ đồng. Hiện đang tiến hành xây dựng Nhà văn hóa xã và khu Liên hợp thể thao rộng gần 2 ha, dự toán 1,5 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 500 triệu đồng). Xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn trong 2 năm (2011, 2012), Nhà nước hỗ trợ từ Chương trình  quốc gia xây dựng Nông thôn mới 3,7 tỷ đồng, thì nhân dân tham gia “đối ứng” 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, nhân dân xã Quảng Lập còn đóng góp gần 340 triệu đồng, hàng chục ha đất, công lao động để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng các thôn. Đặc biệt, nhân dân đã tự nguyện đóng góp 520 triệu đồng để xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm trên các đường thôn, xóm và tự trả tiền điện. Đây là cách làm ít thấy đã thể hiện sự đồng thuận cao của dân và kết quả thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm ở Quảng Lập.

Ngày 29-4-2011, xã Quảng Lập long trọng tổ chức Lễ  phát động xây dựng “xã văn hóa – nông thôn mới”; một trong 41 xã được UBND tỉnh Lâm Đồng chọn làm điểm xây dựng mô hình xã nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015. Năm 2010, trước khi triển khai xây dựng xã nông thôn mới, Quảng Lập đã đạt 7/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí Quốc gia, cuối năm 2011, sau 8 tháng xây dựng xã nông thôn mới, tiếp tục đạt thêm 6 tiêu chí, đó là: Quy hoạch, thủy lợi, thu nhập, nhà ở và hệ thống chính trị, xã hội vững mạnh. Hiện nay, xã Quảng Lập đang phấn đấu để đạt 3 tiêu chí còn lại: môi trường, hình thức tổ chức sản xuất và cơ sở vật chất văn hóa.
Nguyễn Thanh HồngBan Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng Số 10, Lê Hồng Phong, TP Đà Lạt.
Nguồn: http://xaydungdang.org.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 243

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 241


Hôm nayHôm nay : 27729

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1228186

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72910895