20:14 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không chạy theo thành tích

Chủ nhật - 04/03/2018 21:30
Để xây dựng nông thôn mới đạt kết quả thiết thực, không chạy theo thành tích, TP Hồ Chí Minh đã nâng cao các tiêu chí theo hướng tăng thu nhập của người dân thông qua phát triển kinh tế bền vững.
Nông thôn mới đã “mới”

Về các xã xây dựng nông thôn mới tại các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn… của TP Hồ Chí Minh hôm nay, đổi thay có thể nhìn thấy ngay là đường sá được xây dựng khang trang. Nhiều vùng sâu, vùng xa không còn “xa” nữa khi ô tô có thể về đến từng nhà. Đến nay, thành phố đã đầu tư nâng cấp 1.172km đường giao thông nông thôn; trên 327km kênh mương được xây mới hoặc nạo vét.

Có được điều này, một phần là nhờ hơn 19.600 hộ dân trên địa bàn 56 xã xây dựng nông thôn mới hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với hơn 2 triệu mét vuông đất, quy giá trị trên 1.400 tỷ đồng.

Tại huyện Hóc Môn, lãnh đạo địa phương này cho biết, đến nay, tỷ lệ đường trục xã, liên xã thẳng băng nhựa hóa 100%. Riêng đường ngõ, xóm có đến gần 500 tuyến dài hơn 53km được bê tông hóa không còn cảnh bùn lầy.

Những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã huy động từ mọi nguồn lực xã hội hơn 47.000 tỷ đồng góp phần xóa gần 3.000 căn nhà tạm, dột nát; sửa chữa gần 700 căn nhà, xây mới hơn 2.200 căn nhà…
 
Một mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả tại Củ Chi.

Theo thống kê mới nhất mà Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh vừa công bố, tại 56 xã xây dựng nông thôn mới năm 2017, mức thu nhập bình quân đầu người của dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố là gần 4,1 triệu đồng/người/tháng, gần 49,2 triệu đồng/người/năm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh cho biết, đến năm 2020, theo bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, tiêu chí thu nhập vùng Đông Nam Bộ bằng hoặc trên 59 triệu đồng/người/năm, còn theo bộ Tiêu chí về nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn TP Hồ Chí Minh, tiêu chí thu nhập bằng hoặc trên 63 triệu đồng/người/năm.

Nắm rõ đặc thù, nâng cao tiêu chí

Nông thôn TP Hồ Chí Minh có tính chất đặc thù trong xây dựng nông thôn mới so với các tỉnh, thành trong cả nước. Những đặc thù đó là tốc độ đô thị hóa nhanh, quy mô dân số đông; xen lẫn nhiều khu dân cư đô thị và dân cư nông thôn trong cùng một xã; diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm mạnh...

Ở chiều ngược lại, tiến trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, với sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp, hệ thống cảng, mạng lưới giao thông... khiến nhiều vùng nông thôn “lai” giữa nông thôn và thành thị. Đây vừa là thách thức vừa là điều kiện thuận lợi để thành phố hoàn thành cơ bản Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn vừa qua, cũng như những năm tiếp theo.

Cái khó hiện nay là nhiều địa phương chưa khai thác được tiềm năng riêng biệt của mình để phát triển kinh tế nông thôn. Đơn cử, tại huyện Củ Chi, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Chủ tịch UBND huyện cho biết, khó khăn nhất bây giờ là muốn gắn sản phẩm nông nghiệp với sản phẩm du lịch. Hiện mỗi ngày có từ 2.500 đến 3.000 khách du lịch, tham quan Địa đạo Củ Chi.

Tuy nhiên, việc kết nối Địa đạo Củ Chi với những điểm du lịch khác trong huyện chưa được tốt, nên việc khai thác du lịch còn lãng phí. “Huyện Củ Chi đã nhiều lần mời sở, ngành liên quan và tổ chức một vài điểm du lịch, nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, trong khi đó, địa phương không đủ sức để làm”, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú cho biết.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh Tất Thành Cang cho rằng, xây dựng nông thôn mới, thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

“Rõ ràng, điều này gắn với nhiệm vụ hằng ngày, hằng giờ của các huyện xây dựng nông thôn mới. Phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân”, ông Tất Thành Cang nhấn mạnh.

Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cho biết, từ nay đến năm 2020, thành phố xác định đẩy mạnh tăng cường năng lực kinh tế, nâng cao chất lượng sống, thu nhập của cư dân nông thôn. Bộ tiêu chí xây dựng thay vì hướng về số lượng như giai đoạn trước, sẽ tập trung nhiều hơn vào chất lượng trong giai đoạn mới. Thành phố sẽ không chạy theo thành tích, mà những tiêu chí đặt ra phải gắn liền với nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.

Đặc biệt, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung bộ Tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn TP Hồ Chí Minh đến năm 2020 với tinh thần nâng cao chất lượng tiêu chí, phát triển bền vững.
Theo Nguyễn Lê/Báo Hà Nội Mới.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 570


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1348002

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74394973