21:30 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không đầu hàng số phận

Thứ ba - 02/07/2013 22:15
Dù đôi chân tật nguyền nhưng hơn 12 năm nay, anh Trần Văn Diệu (34 tuổi, ở xã Gio Châu, Gio Linh, Quảng Trị) đã vượt lên khó khăn để trở thành “ông vua đường đua xanh” và đào tạo nghề mộc cho hàng chục người khuyết tật.

Nỗ lực vượt khó

Anh Diệu với bộ sưu tập huy chương các loại.

Với Trần Văn Diệu, tuổi thơ là chuỗi ngày buồn tủi. Năm lên 2 tuổi, Diệu bị một trận sốt bại liệt, đôi chân cậu teo tóp, tật nguyền từ đó. Đến tuổi đi học, gia đình cũng ái ngại khi nghe Diệu xin được đến trường. Nhưng vì thương con, thương em, hàng ngày cha mẹ và người chị cả thay nhau cõng Diệu đến trường. Nhà nghèo, không có tiền cho 2 chị em đi học, người chị cả đành nghỉ học khi vừa tốt nghiệp lớp 9, nhường phần cho Diệu.

Trầy trật mãi rồi Diệu cũng học xong lớp 9, nhưng cũng đành bỏ dở vì gia đình quá nghèo, bản thân anh đi lại cũng khó khăn. Nghỉ học, anh xác định phải tìm cho mình một con đường mới để nuôi sống bản thân. Năm 1994, anh vào Đà Nẵng xin học nghề điêu khắc đá, nhưng nghề quá nặng nhọc, không làm nổi nên anh đành quay về thị trấn Ái Tử (Triệu Phong, Quảng Trị) tìm thầy Phạm Văn Thọ theo học nghề mộc. “Lần đầu gặp, thầy Thọ nhìn tui chằm chằm, cứ chần chừ mãi vì thấy tui tàn tật, sợ không đủ sức”- anh Diệu nhớ lại. Nhưng rồi, chính sự nỗ lực, cố gắng kiên trì của anh đã làm thầy cảm động mà truyền lại toàn bộ kỹ thuật, tâm huyết cho anh.

Sau 3 năm học, Diệu ra nghề. Trở về quê với hai bàn tay trắng, anh đi làm thuê ở khắp các xưởng gỗ trong và ngoài huyện để mưu sinh. Năm 1998, với số tiền 300.000 đồng dành dụm được sau 1 năm đi làm thuê, anh mua đồ nghề, mở xưởng mộc. Ngày đầu, xưởng mộc của anh là căn nhà nhỏ, chuyên nhận gia công, đóng cửa, bàn ghế cho bà con địa phương.

Hiện, anh Diệu là Hội trưởng Chi hội Người khuyết tật huyện Gio Linh kiêm huấn luyện viên cho các vận động viên bơi lội tỉnh. Công việc kinh doanh bận rộn nhưng anh vẫn tham gia đầy đủ các công tác hội, đoàn và cống hiến cho thể thao khi có giải.

Lo cho người cùng cảnh ngộ

Khi đã tự nuôi sống được bản thân, anh nghĩ đến những người cùng cảnh ngộ. Hàng đêm, anh vẫn trăn trở, còn nhiều người có hoàn cảnh bất hạnh hơn mình, mình phải làm gì đó để giúp họ thoát khỏi tự ti, tuyệt vọng, giúp họ tìm thấy tương lai. Nghĩ là làm, năm 2000, anh nhận học trò là những đứa trẻ mồ côi, khuyết tật về truyền nghề mộc. “Dạy những người khuyết tật rất khó, đặc biệt là những người bị câm điếc, mình phải hiểu họ và làm cho họ hiểu mình thì mới truyền nghề được. Chính vì vậy, cần có cái tâm. Tui dạy theo kiểu cầm tay chỉ việc, kèm sát từng người, động viên họ để họ không bỏ cuộc vì khó khăn” - anh Diệu tâm sự. “Anh Diệu thương anh em tụi tui lắm, quan tâm từ bữa ăn giấc ngủ, anh Diệu là anh cả của tụi tui” – học trò Lê Văn Trung cảm kích bày tỏ.

Từ ngày xưởng mộc thành lập đến nay, anh Diệu đã đào tạo cho hơn 50 người khuyết tật, trẻ mồ côi. Tất cả các em được anh Diệu chăm lo ăn ở. Dưới sự chỉ bảo của người thầy khuyết tật, rất nhiều học trò của anh đã trở thành thợ giỏi, ra mở xưởng làm riêng, đời sống khấm khá. Riêng anh, tháng 4 vừa qua đã vinh dự được Ban Chấp hành T.Ư Đoàn trao bằng khen Người thợ trẻ giỏi toàn quốc lần thứ IV.

Ông vua đường đua xanh

10 năm nay, anh Diệu là “ông vua” của thể thao người khuyết tật Việt Nam khi có hơn 80 huy chương các loại. Ngồi nhìn lại những tấm huy chương, anh Diệu nhớ lại: “Năm 2003, tui tình cờ gặp ông Đào Bang - Giám đốc Trung tâm Thể dục thể thao huyện Gio Linh. Ông hỏi tui có biết chơi môn thể thao nào không để ông giới thiệu cho đi thi đấu, tui nghĩ chút lâu rồi đồng ý đi thi bơi”. Hàng ngày, ngoài thời gian tập luyện ở trung tâm, anh còn tự tập luyện ở đập nước Hà Thượng (xã Gio Châu). Chính sự nỗ lực đó, ngay trong lần thi đấu đầu tiên vào năm 2003, anh đã đoạt giải Nhất Hội thao Người khuyết tật tỉnh Quảng Trị. Rồi anh được chọn đi thi đấu cấp quốc gia, liên tục đoạt nhiều thành tích cao. Cũng trong năm này, anh đã đoạt 1 HCV, 2 HCB ở đấu trường ASEAN Paragame (tại Hà Nội).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 160

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 159


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1211745

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72894454