17:54 EST Thứ ba, 28/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ mảnh vườn, ao cá

Thứ ba - 04/02/2020 20:14
Với tinh thần chịu khó, ham học hỏi, mong muốn làm giàu trên mảnh đất của mình, ông Lê Văn Bon ở khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy đã ứng dụng thành công mô hình nuôi thủy sản kết hợp làm vườn, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng…
 
Ông Lê Văn Bon áp dụng mô hình nuôi cá thát lát cườm kết hợp với cá sặc rằn cho hiệu quả kinh tế cao

Đến thăm và tìm hiểu mô hình kinh tế của ông Lê Văn Bon - lão nông 60 tuổi từng được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tuyên dương danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc giai đoạn 2012 - 2016, được ông dẫn đi tham quan một vòng “trang trại thu nhỏ” của mình. Phần đất có diện tích gần 2 héc ta được đào thành 2 ao lớn nuôi các loại cá như: cá lóc bông, cá thát lát cườm và cá sặc rằn. Ngoài ra còn có các ao nhỏ được tận dụng nuôi thêm cá vồ đém, cá bông lau… Xung quanh bờ ao và phần đất còn lại trồng nhiều loại cây ăn trái như sầu riêng, măng cụt, dừa xiêm và hoa lan... Ở giữa ao, ông Bon trồng hoa sen để tạo bóng mát, vừa có nơi dẫn dụ cá tự nhiên, vừa tăng thu nhập từ việc bán gương sen.

Để có cơ ngơi như hôm nay, thật không phải dễ. Trước đây, phần đất này do ông bà để lại, canh tác lúa một năm 2 vụ nhưng năng suất thấp, vườn trồng nhiều loại cây tạp cho hiệu quả không cao, nên kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn… “Có đất mà không biết làm gì, tôi mới đi tham quan, đi vòng các tỉnh miền Tây học hỏi. Thấy mô hình nào thích hợp với điều kiện của mình thì tham khảo rồi quyết định đầu tư rồi làm từ năm 2003 tới giờ…” - ông Lê Văn Bon chia sẻ.

Dám nghĩ dám làm, chịu khó học hỏi, ông Bon tích cực tham gia nhiều lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, các buổi hội thảo chuyên đề do các cấp hội nông dân và ngành nông nghiệp tổ chức… từ đó ứng dụng vào thực tiễn để đạt được mô hình như hiện nay. Ban đầu ông Bon thả nuôi các loại cá như: cá tra, cá rô đồng, cá sặc rằn... Thu nhập từ mô hình trên khoảng 100 triệu đồng mỗi năm, riêng cá sặc rằn nuôi bằng thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tự nhiên như: bông tràm, ốc bươu vàng, rong tảo, phiêu sinh động thực vật nên tiết kiệm khoảng 40% chi phí, lại giữ được môi trường sinh thái tốt.

Năm 2010, nhận thấy cá rô đầu vuông cho năng suất cao nhưng nếu mua con giống về thả nuôi thì chi phí sẽ cao, ông Bon đã tìm mua giống bố, mẹ về tự tạo con giống nuôi cá thịt. Năm 2014, ông Bon phát triển mô hình nuôi cá thát lát cườm kết hợp với cá sặc rằn. Từ cuối năm 2018 đến nay, nuôi thêm cá lóc bông và cá bông lau, nâng tổng diện tích ao nuôi lên gần 6.000m2. Với diện tích trên, ông Bon đang thả nuôi khoảng 60.000 con cá thát lát cườm và trên 20.000 cá lóc bông và cá bông lau. Bên cạnh đó ông Bon cũng đang tìm tòi, học hỏi về kỹ thuật sản xuất ra lươn giống để cung ứng lại cho các nông hộ tham gia mô hình trên địa bàn. Ông Lê Văn Bon nhẩm tính: “Cùng một diện tích, ví dụ 2.000m2, mình trồng cây ăn trái, làm cật lực luôn mà không được bao nhiêu. Nhưng nuôi trồng thủy sản này một vụ nếu suôn sẻ, có sản lượng, có giá thì lợi nhuận mình cao gấp 10 lần trồng cây…”

Là một trong những nông dân năng động trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Lê Văn Bon được Hội Nông dân TP Cần Thơ tặng Bằng khen vì có thành tích tiêu biểu trong việc thực hiện Chỉ thị số 05, nhiều năm liền nhận Bằng khen nông dân sản xuất giỏi các cấp. Mô hình tổng hợp của ông Bon cho giá trị kinh tế khá cao, ngày càng được nhiều bà con trong vùng đến học hỏi kinh nghiệm và thực hiện theo. Ông Nguyễn Thành Nghi - Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Tuyền, quận Bình Thủy nói về đóng góp của ông Lê Văn Bon trong phong trào phát triển kinh tế địa phương: “Các hội viên nông dân có nhu cầu tìm tòi học hỏi để phát triển kinh tế gia đình đến đây, anh Bon đều tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho anh em về kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật, kể cả con giống…”

Cũng từ giữa năm 2018 đến nay, gia đình ông Lê Văn Bon còn mạnh dạng liên kết với các công ty du lịch, lữ hành thực hiện mô hình du lịch trải nghiệm phục vụ khách nước ngoài, góp phần nâng cao thu nhập đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho kinh tế địa phương…

 


Trung Nhân/cantho.gov.vn

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 117

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 113


Hôm nayHôm nay : 66999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1597805

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74644776