01:33 EDT Thứ ba, 28/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ nghề trồng nấm

Thứ hai - 06/04/2015 23:45
Chưa đầy 3 năm sau khi tham gia lớp học nghề trồng nấm của Trung tâm dạy nghề huyện, ông Phùng Văn Vịnh (thôn Huề Đông, Đại Lai, Gia Bình) trở thành chủ của một trang trại nấm quy mô hơn 3 nghìn m2. Nghề mới cùng tư duy dám nghĩ dám làm mang lại cơ hội làm giàu, đổi đời cho người nông dân cần cù, chịu khó trên chính mảnh đất quê hương mình.
Ông Phùng Văn Vịnh bên những bịch nấm sò, mộc nhĩ cho thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
 
 
Câu chuyện làm giàu của ông Vịnh “nấm” bắt đầu từ khóa học nghề do Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức năm 2011. Thời điểm ấy hai vợ chồng ông Vịnh vẫn quẩn quanh với vài sào ruộng khoán, tất tả ngược xuôi nuôi các con ăn học, chính những kiến thức trồng nấm cơ bản học được từ lớp học nghề đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của ông về việc làm kinh tế.
 
Thấy được khả năng phát triển nghề nấm, ông Vịnh mạnh dạn cải tạo hơn 100m2 khu chuồng trại chăn nuôi và công trình phụ cũ để làm nhà xưởng. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, ngay vụ đầu tiên,  hơn 1 nghìn bịch nấm sò đã được trồng thành công cho thu hoạch trên 800 kg nấm tươi. Với giá khoảng 30 nghìn đồng/kg, gia đình ông thu lãi hơn 15 triệu đồng. “4 tháng sản xuất nấm thu nhập gấp 4-5 lần so với trước hai vợ chồng cấy lúa cả năm, thị trường tiêu thụ lại rộng. Tôi nhận thấy đây chính là cơ hội để đưa kinh tế gia đình vươn lên”, ông Vịnh tâm sự.

Quyết tâm ấy thôi thúc ông tiếp tục đầu tư kinh phí, xây dựng lán trại, thu gom rơm rạ tiếp tục mở rộng sản xuất đồng thời thử sức trồng thêm một số loại nấm mới như nấm mỡ, nấm mọc nhĩ, linh chi tuy vốn đầu tư không chênh lệch hơn nấm sò là mấy nhưng cách thức chăm sóc để ra thành phẩm lại phức tạp hơn rất nhiều. Không ít lần hai vợ chồng phải bỏ cả nghìn bịch nấm hỏng mà không rõ nguyên nhân, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Không chịu đầu hàng, ông lặn lội tìm đến tận Viện Di truyền nông nghiệp Trung ương để tìm lời giải đáp và may mắn được vị giáo sư ở đây khuyên một câu khắc cốt ghi tâm: “muốn làm ông chủ thì phải học”.

Hiểu rằng không thể tự mày mò mà thành nghề được, ông lao vào tìm hiểu thông tin, kiến thức trên sách báo, truyền hình, internet. Nghe tin ở đâu có mô hình trồng nấm giỏi hai vợ chồng lại lặn lội đến tận nơi xin học hỏi từ Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang đếnNinh Bình, Nam Định… Mỗi chuyến đi trở về, ông lại vỡ lẽ ra nhiều điều để áp dụng trong thực tế sản xuất của gia đình mình.

Được Trung tâm Dạy nghề huyện hỗ trợ cho mượn lò hấp, vụ nấm 2012-2013, ông Vịnh chuyển từ nguyên liệu rơm sang mùn cưa để sản xuất quanh năm. Toàn bộ gia sản được đánh cược hết vào vụ nấm lần này nên hai vợ chồng ông không quản ngày đêm, vất vả dõi theo từng tiến triển của cây nấm. Không phụ công sức ấy, hai loại nấm chủ lực là nấm sò, mọc nhĩ đã thắng lớn: hơn 6 nghìn bịch nấm sò thu được trên 4,3 tấn nấm tươi và 1 nghìn bịch mọc nhĩ thu được gần 120 kg nấm khô thành phẩm, thu lãi gần 100 triệu đồng.

Khi đã nắm chắc kỹ thuật trong tay, ông Vịnh tự tin đề nghị với thôn cho phép mượn lại khu trường tiểu học cũ diện tích rộng gần 3 nghìn m2 cải tạo thành nhà xưởng trồng nấm. Để tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro, từ đầu năm 2014, ông mạnh dạn thử nghiệm sản xuất bán công nghiệp thay thế mùn cưa bằng bông và bước đầu mang lại kết quả tích cực. Năm 2014, gia đình ông sản xuất được gần 16 nghìn bịch nấm sò và hơn 1 nghìn bịch mọc nhĩ, linh chi. Ngoài sản xuất bịch để chăm sóc, thu hái, gia đình ông còn cung cấp bịch nấm đạt tiêu chuẩn bán phục vụ bà con. Đối với những hộ gia đình muốn học nghề, ông sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ con giống bước đầu. Tháng 10-2014, ông Vịnh thành lập hợp tác xã trồng nấm Đại Lai đặt trụ sở tại thôn Huề Đông với 10 thành viên, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập ổn định cho hàng chục lao động nông thôn.

Giờ đây đã là chủ của trang trại nấm quy mô lớn, ông Vịnh vẫn hàng ngày cần mẫn tìm hiểu những kỹ thuật mới, ấp ủ kế hoạch mở rộng trang trại theo hướng chuyên môn hóa, mua thêm lò hấp công nghiệp và đầu tư phòng lạnh để sản xuất nấm kim châm. “Nhờ tham gia lớp học nghề mà tôi mới bén duyên với cây nấm. Khi có nghề trong tay, nếu thực sự quyết tâm thì làm giàu không khó. Nguyện vọng trong tương lai của tôi là tiếp tục gây dựng, phát triển Hợp tác xã nấm Đại Lai để những người lao động nông thôn như mình có cơ hội kiếm thêm thu nhập, cùng thoát nghèo vươn lên khá giả”, ông Vịnh tâm sự.
 
Theo baobacninh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 190


Hôm nayHôm nay : 31517

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1555246

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61877203