02:38 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ nuôi lợn rừng trên vùng đất “chảo lửa, túi mưa”

Thứ hai - 07/05/2018 06:02
Thời gian qua, ở nhiều địa phương trên cả nước, mô hình chăn nuôi lợn rừng hoang dã và lai tạo với giống lợn thả rông bản địa đang ngày càng phát triển và được nhân rộng. Mô hình kinh tế trang trại này có những ưu thế về giá thịt thương phẩm, giống lợn rừng có khả năng kháng dịch bệnh tốt, tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn, thị trường tiêu thụ lớn, cùng với sự hỗ trợ của chương trình khuyến nông tại địa phương, từ đó mà nhiều hộ nông dân đã vượt qua khó khăn và vươn lên làm giàu. Trang trại lợn rừng của gia đình anh Nguyễn Văn Ánh ở xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh là một ví dụ điển hình, với hơn 150 con lợn rừng đã giúp gia đình anh có nguồn thu nhập khiến nhiều người mơ ước.
Mặc dù đã trải qua không ít lần thất bại trong phát triển kinh tế trang trại từ chăn nuôi lợn, gà, bò,… do giá cả thị trường xuống thấp, nhưng với quyết tâm và niềm đam mê làm giàu ngay chính trên mảnh đất ông cha để lại đã thôi thúc anh tìm hiểu thị trường, tìm hiểu cách làm giàu của các trang trại khác trên cả nước. Trong khi nhiều gia đình khác bỏ hoang trang trại sang làm các công việc khác để kiếm sống, thậm chí là ly hương với mong ước làm giàu trên đất người thì gia đình anh lại đánh cuộc một lần nữa với số phận khi thử sức với những con lợn rừng.

Sau khi nghiên cứu kỹ về đặc tính sống, môi trường, thức ăn và các loại dịch bệnh có thể phát sinh trong quá trình nuôi, đầu năm 2017, gia đình anh đã ra tận trang trại Hoa Viên ở Hà Nội để tham quan học tập kinh nghiệm và mua giống về nuôi. Với kinh phí ban đầu hơn 200 triệu đồng cho hàng chục con giống Ri lai thái đến nay đàn lợn của gia đình anh đã phát triển lên đến hơn 150 con gồm lợn nái, lợn thịt thường phẩm và lợn con.
Để thịt lợn thơm ngon, săn chắc, gia đình anh hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp, thay vào đó là thức ăn tự nhiên như: Cám, ngô, sắn, rau, cỏ… Nhằm tạo nguồn thức ăn lâu dài cho lợn rừng gắn với phát triển các sản phẩm nông nghiệp khác, gia đình anh đã mua và thuê lại diện tích bỏ hoang của người dân lân cận. Gia đình hiện có khoảng 23 ha, trong đó, 16 ha trồng sắn, 4 ha lạc và 3 ha cỏ voi. Đồng thời mở rộng khu chuồng trại lên 700m2 gồm khu vực dành riêng cho lợn ăn uống, chuồng ngủ, khu chăn thả cho lợn vận động và tạo không gian thoáng đãng sạch sẽ cho đàn lợn phát triển tốt, thịt săn chắc và ít bị dịch bệnh. Nhờ đó thịt lợn rừng của gia đình anh rất dễ bán, được các thương lái đến tận nơi để mua với mức giá 200.000đ/kg lợn thương phẩm, mổi con lợn nặng khoảng 50kg đã cho gia đình anh thu nhập khoảng 10 triệu đồng mỗi con lợn. Ngoài ra, gia đình anh còn bán lợn con cho bà con để nuôi thương phẩm, sau khi sinh 1 – 2 tháng cân nặng đạt 8 – 11kg/con được xuất chuồng với mức giá 200.000đ/kg. Còn bán lợn giống để bà con nuôi nái thì gia đình anh nuôi đến khi mỗi con đạt trọng lượng từ 30 – 35kg mới xuất chuồng với giá 250.000đ/kg. Với hơn 150 con lợn đã đem đến cho gia đình nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, để có nguồn thu nhập mà bao nhiêu người mơ ước, gia đình anh đã phải bỏ ra rất nhiều công sức mới có được thành quả như ngày hôm nay vì điều kiện thời tiết ở Kỳ Anh được coi là vùng chảo lửa túi mưa đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của đàn lợn. Đặc biệt là các loại dịch bệnh sẽ phát triển khi điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, vì vậy, ngoài tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo định kỳ thì chế độ ăn uống, ngủ nghĩ của đàn lợn phải được chú trọng. Vì vậy, để tăng sức đề kháng cho đàn lợn, gia đình anh phải ứng dụng nhiều kỹ thuật mới như sử dụng hệ thống sưởi ấm bằng điện giúp cân bằng và ổn định nhiệt độ chuồng nuôi về mùa đông và hệ thống làm mát về mùa hè, cho lợn ăn uống với một chế độ hợp lý và khoa học đã giúp cho đàn lợn gia đình anh phát triển tốt, ít bị dịch bệnh.

 Nhờ sự năng động dám nghĩ, dám làm nên mô hình chăn nuôi lợn rừng của gia đình anh Ánh, chị Vân được nhiều người biết đến. Nhiều nông dân ở các nơi khác đến học hỏi kinh nghiệm đều được anh chị hướng dẫn tận tình. Chị Vân chia sẻ thêm, để mô hình chăn nuôi lợn rừng đạt hiệu quả kinh tế cao, điều quan trọng nhất là lựa chọn, chủ động được con giống tốt, chuồng trại gắn với khu vườn rộng thoáng mát đảm bảo điều kiện nuôi “bán hoang dã” thả rông với nguồn thức ăn rau, củ, quả tự nhiên. Trang trại nuôi lợn rừng của gia đình anh Ánh - Vân là điển hình của nông dân thời nay quyết tâm vươn lên làm giàu từ đồng đất quê hương, tuy nhiên, cũng rất cần sự hỗ trợ, đồng hành của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để mô hình phát triển theo hướng bền vững./.
 
Theo Đặng Thị Thuận/sonongnghiep.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: lợn rừng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 35246

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 523946

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73570917