11:14 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lập chạ nuôi ong

Thứ năm - 08/05/2014 04:57
Việc lập chạ, mỗi chạ có từ 3 - 5 gia đình có cùng sở thích nuôi ong, nhà ở gần nhau với mục đich giúp đỡ nhau về kinh nghiệm nhân, nuôi, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ mật.
 
Lập chạ nuôi ong
Nhờ nuôi ong mà cây sai trái hơn


Từ sáng kiến ban đầu của ông Nguyễn Văn Loan, một cựu chiến binh về mất sức ở xóm Bắc Lĩnh, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), một số hộ nuôi ong mật trong xóm đã tập hợp thành chạ để giúp nhau kỹ thuật chăm sóc, khai thác và bán mật ong.

Tôi đến gặp ông Nguyễn Văn Loan khi ông đang chuẩn bị đồ nghề để cùng người trong chạ quay lứa mật đầu tiên. Ông Loan tâm sự: "Khác với các địa phương nuôi ong công nghiệp được các Cty cung cấp giống, bà con nơi đây chỉ quen bắt và nuôi ong mật có nguồn gốc từ giống ong rừng. Họ tìm bắt những đàn ong hoang đang trong quá trình san đàn, rồi từ đó nhân nuôi các vú chúa để tạo ong chúa rồi nhân đàn tiếp.

Khi đàn có số ong thợ quá đông, ông chúa tạo 2 - 3 vú chúa mới để tách đàn. Các con ong chúa mới đã đến tuổi trưởng thành, người ta bắt từng con sang các thùng mới để nhân đàn mới. Nếu không muốn nhân thêm đàn, chỉ việc vặt bỏ các vú chúa mới là được.

Bằng cách này, từ một đàn ong rừng ban đầu, chỉ sau thời gian ngắn có thể tạo được số lượng đàn theo ý muốn. Tùy theo khả năng lao động, nguồn hoa và mùa hoa của từng vùng mà người nuôi điều chỉnh số lượng đàn ong cần duy trì sao cho thích hợp để cho năng suất mật cao nhất".

Nói về hiệu quả kinh tế, ông Loan cho hay, đầu tư cho nuôi ong không tốn kém nhiều. Người nào không bắt được ong hoang thì mua một đàn mất khoảng 250 ngàn đồng rồi từ đó nhân tiếp ra. Thùng ong thì tự đóng lấy bằng các nan gỗ thưa; mua khoảng 10 ngàn đồng tiền cầu ong được làm sẵn là có thể nuôi.

Thời gian thu mật bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, trung bình mỗi hộ nuôi từ 5 - 6 thùng, mỗi tháng quay mật 2 lần. Mỗi lần quay được khoảng 18 - 20 chai loại 0,65 lít, vị chi 36 - 40 chai/tháng. Vì nuôi và khai thác mật hoàn toàn theo lối ong rừng, không cho ăn thêm như cách nuôi ong công nghiệp nên chất lượng mật rất tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng, dễ bán. Tùy theo mùa hoa mà giá mật dao động từ 140 - 200 ngàn đ/chai, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 40 triệu đồng, nhà nuôi nhiều cho thu nhập trên trăm triệu đồng.

Được hỏi về kinh nghiệm chăm sóc, khai thác mật và sáng kiến lập chạ nuôi ong, ông Loan vui vẻ cho biết, nuôi ong không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có hiểu biết về tập tính của loài ong, thường xuyên quan sát, nắm chắc được đặc tính sinh hoạt hằng ngày của chúng và phải biết các quy trình xử lý từng tình huống cụ thể thì mới giữ được chúng ở lâu với mình và cho mật nhiều.

Ông Cao Viết Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Trạch chia sẻ: "Sáng kiến nuôi ong theo chạ đã được nhân rộng vì cho hiệu quả kinh tế rất cao. Hầu hết các hộ nuôi ong trong các thôn, xóm đều đã lập chạ với trên 100 hộ tham gia, mỗi năm cho thu hoạch trên 1 tấn mật, đem lại một nguồn thu không nhỏ".

Thí dụ, phải biết phân biệt được lúc nào là ong thợ kéo nhau đi giải, tức là ong bay lên cao để thải phân ra ngoài; lúc nào thì ong chúa bay lên cao để giao phối cùng với các chú ong đực cho mùa sinh sản; dấu hiệu nào là ong bốc bay, tức là đàn ong chia đàn để có cách bắt giữ, nhân đàn cho thùng ong mới, không cho bay đi…

Kinh nghiệm chống ong bốc bay là khi thấy từng đàn ong tụ tập nhau khá đông bay vòng quanh vườn lúc cao, lúc thấp thì dùng đất, quần áo tung lên làm cho chúng không bay xa được mà tìm đậu ở một cành cây thấp rồi tìm bắt ong chúa buộc vào thùng mới để tạo tiếp một đàn mới. Việc chăm sóc ong cũng đơn giản, dễ làm, chỉ cần giữ cho thùng ong sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Thùng ong được đặt trên những chiếc kệ ở những nơi thoáng mát dưới mái hiên hoặc dưới các gốc cây ăn quả trong vườn, bên trên có mái che để tránh mưa, nắng, ở mỗi chân kệ nên đặt một bát nước để chống kiến và các loại côn trùng khác có thể gây hại cho đàn ong.

Trước khi thu hoạch mật, cần chuẩn bị bộ dụng cụ gồm có áo và mũ lưới, găng tay, ủng cao su để chống ong đốt; dao sắc để cắt tầng mật, thùng quay li tâm để vắt mật, chai và các đồ đựng sạch sẽ. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau nghỉ không quay mật nhằm đảm bảo thời gian cho ong nghỉ để qua đông tránh rét và nuôi ong non.

Việc lập chạ, mỗi chạ có từ 3 - 5 gia đình có cùng sở thích nuôi ong, nhà ở gần nhau với mục đich giúp đỡ nhau về kinh nghiệm nhân, nuôi, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ mật.

Người biết ít truyền kinh nghiệm cho người biết nhiều, từ chỗ bỡ ngỡ ban đầu đến nay hầu hết các thành viên trong các chạ đã thành thạo kỹ thuật nuôi ong và coi đây là nghề “làm chơi ăn thật”. Mỗi tháng 2 lần, các thành viên trong chạ lại tập hợp nhau lại lần lượt quay mật cho từng nhà và tổ chức liên hoan.

Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253


Hôm nayHôm nay : 52527

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1003556

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72686265