16:43 EDT Thứ tư, 08/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lấy ngân sách nhà nước để dẫn dắt các nguồn lực từ xã hội

Chủ nhật - 18/09/2016 21:57
Với cơ chế huy động nguồn lực đổi mới linh hoạt, sáng tạo từ chỗ ngân sách quản lý tập trung ở cấp tỉnh chuyển sang phân cấp giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương, lấy ngân sách nhà nước dẫn dắt nguồn lực đầu tư từ xã hội, Quảng Ninh đã rất thành công trong việc huy động vốn cho chương trình xây dựng NTM. Tính trong giai đoạn 5 năm (2011-2015) tỉnh Quảng Ninh đã huy động được trên 55.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó ngân sách chỉ chiếm một phần rất nhỏ, còn lại là từ đầu tư của các doanh nghiệp, người dân và vốn tín dụng.
Đường vào bản Sông Moóc B (xã Đồng Văn, Bình Liêu) được hoàn thành từ nguồn lực xã hội hoá. Ảnh: Nguyễn Huế

Đường vào bản Sông Moóc B (xã Đồng Văn, Bình Liêu) được hoàn thành từ nguồn lực xã hội hoá. Ảnh: Nguyễn Huế

Kinh nghiệm huy động nguồn lực từ cộng đồng

Để tiếp tục triển khai thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ huy động trên 56.000 tỷ đồng cho chương trình, trong đó xác định nguồn lực trọng tâm, chủ yếu sẽ vẫn từ sự đóng góp của người dân, tham gia đầu tư của doanh nghiệp và vốn tín dụng.

Trong tổng số trên 55.000 tỷ đồng đầu tư cho chương trình xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2011-2015, thì số vốn do người dân và doanh nghiệp đóng góp chiếm tới trên 22%. Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM” đã huy động được sự tham gia rất tích cực của người dân, doanh nghiệp để thực hiện các nhóm tiêu chí xây dựng hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Mỗi đơn vị, lực lượng bằng cách của mình đã có sự tham gia rất hiệu quả tạo ra nguồn lực cho xây dựng NTM của tỉnh như: Các lực lượng vũ trang có phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng NTM”, “Lực lượng vũ trang tỉnh chung sức xây dựng NTM”, đã phối hợp giúp đỡ các địa phương trên 120.000 công, hỗ trợ trên 73 tỷ đồng thực hiện đầu tư trên 242km đường bê tông, cấp phối, nạo vét gần 100km kênh mương và tổ chức khám chữa bệnh cho trên 18.000 lượt người dân khu vực nông thôn. Các đô thị hỗ trợ các huyện xây dựng NTM thông qua phong trào  “Thành thị giúp đỡ nông thôn”, TP Uông Bí giúp đỡ huyện Hoành Bồ, TP Hạ Long giúp đỡ huyện Ba Chẽ, TP Cẩm Phả giúp đỡ huyện Bình Liêu, rồi công nhân lao động thì có phong trào “Công nông liên minh trong xây dựng NTM” và “Doanh nghiệp đồng hành xây dựng NTM” được triển khai hiệu quả.

Kinh nghiệm đặc biệt quý mà Quảng Ninh đã triển khai thực hiện thành công trong huy động nguồn lực cho xây dựng NTM là lôi cuốn được người nông dân vào cuộc, đưa họ trở thành chủ thể của NTM. Điển hình như việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trước đây nông dân gần như đứng ngoài cuộc nhưng nay dù rằng ngân sách nhà nước vẫn đầu tư nhưng không phải là sự bao cấp trọn gói mà ngân sách chỉ là mồi nhử để tạo động lực cho người dân cùng tham gia đóng góp kinh phí theo tỷ lệ 40/60, 30/70, 20/80 (tuỳ thuộc đặc thù từng khu vực để tính toán sự hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của người dân). Cũng vẫn việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, trước đây huyện, tỉnh làm chủ đầu tư, quyết định toàn bộ quy mô công trình, giám sát thi công, kiểm định chất lượng thì nay khi làm các công trình NTM, nông dân tự bầu Ban quản lý, tự họp bàn đề xuất quy mô, tiến độ công trình, vừa tham gia đóng góp kinh phí, vừa trực tiếp tham gia thi công, vừa giám sát tiến độ, chất lượng... Nhờ có được sự vào cuộc, sự đồng thuận cao của người dân nên đến nay 100% xã của Quảng Ninh đều có đường ô tô đến trung tâm xã, đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá; gần 100% đường liên thôn đã cứng hoá, trên 100km kênh mương, thuỷ lợi được tu sửa, cứng hoá, đảm bảo tỷ lệ tưới chủ động trên địa bàn tỉnh đạt 89,06% diện tích gieo trồng.

Vốn trong dân sẽ vẫn là nguồn lực chính

Theo tính toán của cơ quan chuyên môn trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh Quảng Ninh sẽ cần trên 56.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong đó xác định nguồn lực huy động từ trong dân, doanh nghiệp và vốn tín dụng sẽ vẫn là chủ yếu. Tỉnh đã xác định nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trong giai đoạn này cũng sẽ chỉ là “mồi nhử” để huy động được các nguồn lực từ xã hội để vừa tập trung tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vừa đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo bước chuyển về “chất” trong xây dựng NTM.

Trao đổi với các cán bộ cơ sở tại Hội nghị bồi dưỡng cán bộ cơ sở chủ chốt của tỉnh vừa qua, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đã khẳng định: Riêng đối với chương trình xây dựng NTM trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh sẽ tiếp tục có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa như: Triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách đã ban hành, rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ, huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, nhất là những vùng khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo. Hàng năm, tỉnh dành một tỷ lệ ngân sách thoả đáng cho xây dựng NTM để đầu tư cho sản xuất và tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu cấp xã, thôn, bản trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân (giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sạch, môi trường, an ninh nông thôn...). Đặc biệt ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các xã khó khăn (vùng miền núi, biên giới, hải đảo và đồng bào dân tộc). Đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, không gian văn hoá truyền thống của các dân tộc. Mở rộng đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong phát triển sản xuất và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư, tăng nguồn vốn tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi để người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng NTM, tập trung nguồn lực và lồng ghép các chương trình, chủ động đẩy mạnh xã hội hoá phát triển nông nghiệp, nông thôn; chú trọng nguồn vốn tín dụng và đầu tư của doanh nghiệp, phát huy vai trò chủ thể và huy động nguồn lực của người dân theo nguyên tắc tự nguyện. Duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí và đạt chuẩn các tiêu chí, từng bước hoàn thành xây dựng NTM bền vững để tạo thế và lực xây dựng nông thôn tiên tiến.

Ngọc Lan
Nguồn: baoquangninh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: huy động, ngân sách

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 101


Hôm nayHôm nay : 39393

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 435284

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60757241