05:27 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Luân canh lúa - mè năng suất cao

Thứ tư - 10/07/2013 05:06
Mè (vừng) là loại cây lấy dầu ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng 70 - 80 ngày. Trong những năm gần đây, mè được phát triển mạnh ở ĐBSCL tại các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp,…

Mè có thể trồng luân canh lúa trong vụ xuân hè, hè thu và vụ thu đông trồng sớm do ngắn ngày tránh được mưa lũ. Để đạt năng suất cao cần chú ý khâu canh tác và bón phân cho mè.

Khi trồng mè chú ý bón thúc phân đạm khi thấy cây mọc xấu và có biểu hiện màu xanh nhạt.

Mè thích hợp đất màu mỡ hoặc có dinh dưỡng khá, tưới tiêu chủ động, thích hợp nhất với đất có kết cấu trung bình. Độ pH yêu cầu từ trung tính đến hơi kiềm. Mè không chịu được đất mặn, không thích hợp trên đất sét nặng hoặc nguồn nước tưới có chứa nồng độ muối cao.

Thông thường mè là cây trồng được bố trí trồng xen canh hoặc luân canh với các cây trồng khác. Nếu là vùng đất mới khai phá thì cần phải làm đất kỹ (cày 2 lần, bừa 2 lần), nếu đất đủ độ ẩm thì dùng máy xới 2 - 3 lần và làm sạch cỏ dại.

Nếu là đất đã trồng lúa trước đó thì sau khi thu hoạch vụ lúa xong, có thể cắt gốc rạ hoặc không cắt gốc rạ tùy điều kiện cụ thể trên đồng ruộng nhưng chú ý vấn đề quản lý cỏ dại. Mè thường áp dụng sạ lan từ 3 - 4 kg/ha. Do lượng giống ít nên cần trộn cát hoặc tro trấu để gieo cho đều.

Để đạt năng suất cao phải bón phân cho mè với liều lượng khá lớn. Theo kết quả nghiên cứu ở Venezuela, để đạt năng suất 500kg/ha, mè lấy đi từ đất 25kg N; 30kg P và 25kg K. Thời kỳ hấp thu dinh dưỡng lớn nhất là khoảng 40 - 70 ngày tuổi tương ứng với thời gian ra nụ thành lập quả và tạo hạt (đối với giống có thời gian sinh trưởng là 90 ngày).

Mè không chịu đất kém dinh dưỡng. Nên cần bón cân đối phân khi trồng trên đất dinh dưỡng kém cho đến trung bình. Qua thí nghiệm cho thấy, áp dụng công thức phân 60-60-30 và 90-60-30 (N-P2O5-K2O, kg/ha) giữa hai công thức này không có sự khác biệt.

Do đó có thể sử dụng công thức 60-60-30. Riêng ở vùng thâm canh mè như Châu Phú, An Giang, người ta thường sử dụng công thức 90-60-30. Tùy thuộc vào độ màu mỡ và tính chất của đất mà lượng phân bón cho mè có thể khác nhau. Đối với loại đất trung bình có thể sử dụng lượng phân bón cho 1ha là 5 - 10 tấn phân hữu cơ + 50 – 100kg urea + 300kg NPK (20-20-15) + 30kg KCl.

Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 50kg NPK (20-20-15). Bón thúc sau gieo 5 - 7 ngày với 25 - 50kg urea + 70kg NPK (20-20-15). Thúc lần 2 sau gieo 15 - 20 ngày với 25 - 50kg urea + 70kg NPK (20-20-15). Thúc lần 3 sau gieo 40 - 45 ngày với 110kg NPK (20-20-15) + 30kg KCl.

 

Theo An Giang Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 27562

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1228019

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72910728