07:48 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh chướng hơi dạ cỏ và cách phòng, trị

Thứ sáu - 28/04/2017 08:21
Măng tây xanh cho thu nhập cao hơn so với các loại rau củ quả khác, sau khi trừ chi phí người trồng có lãi từ 150 - 300 triệu đồng/ha/năm. Sản phẩm được các doanh nghiệp thu mua hết để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, lúc cao điểm măng loại 1 là 90 nghìn đồng/kg, thấp nhất từ 25 - 30 nghìn đồng/kg.

Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở gia súc có dạ dày kép như bò, trâu, dê. Bệnh xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, làm gia súc bị chết do dạ cỏ chướng to, chèn ép tim và phổi dẫn đến cản trở tuần hoàn, hô hấp.

 

1. Nguyên nhân

Do gia súc ăn nhiều cỏ non hoặc cây họ đậu, thức ăn nhiều chất nhày như rau lang, rau muống non... đã lên men sinh hơi nhanh, gia súc không kịp thoát hơi gây chướng căng dạ cỏ. Đặc biệt, vào mùa khô, gia súc ăn nhiều thức ăn khô như rơm, cỏ khô, nên hệ vi sinh vật dạ cỏ thích nghi với tiêu hóa nhiều thức ăn khô, đến đầu mùa mưa, gia súc ăn nhiều cỏ non đột ngột sẽ gây bệnh.

Có thể kế phát từ bệnh liệt dạ cỏ, bội thực, tắc thực quản, viêm họng làm gia súc không ợ hơi được, viêm màng bụng…

 

 

 

2. Triệu chứng

Bệnh xảy ra rất nhanh, gia súc khó chịu, bồn chồn, bụng chướng căng, mất hõm hông bên trái, có thể cao hơn cột sống. Gõ vào bụng có âm trống.

Gia súc hay quay đầu về phía sau, có cảm giác đau đớn

Gia súc thở rất khó, dạng  hai chân trước, hô hấp tăng, tim đập nhanh, tĩnh mạnh cổ phồng to, niêm mạc mắt, mũi, hậu môn xung huyết, sau đó tím bầm.

3. Điều trị

Trước tiên, cho gia súc nhịn ăn, đứng 2 chân trước lên cao hoặc đi lên dốc để dạ cỏ không chèn ép phổi và tim.

Sau đó, cho gia súc uống 1 trong các loại dung dịch:

+ Dung dịch MgSO4 với liều 50-100g/con hòa với 0,5 - 1 lít nước.

+ Nước dưa chua: 0,5 - 1 lít.

+ Bia hơi: 0,5-2 lít.

Đồng thời, xoa bóp vùng dạ cỏ để kích thích ợ hơi. Có thể giã gừng tẩm vào rơm, vải thô, chà sát liên tục 30 – 60 phút ở hông bên trái. Làm như vậy nhiều lần nhằm tăng nhu động dạ cỏ.

Nắm lưỡi gia súc kéo nhịp nhàng lệch về một bên nhiều lần để kích thích ợ hơi.

Có thể dùng ống mềm (bằng cao su hoặc nhựa mềm) thông qua thực quản vào dạ cỏ, đồng thời dùng tay ấn mạnh vào hõm hông trái để hơi thoát ra ngoài. Moi phân ở trực tràng ra để thoát hơi.

Tăng cường nhu động dạ cỏ bằng cách tiêm Pilocarpine; tiêm thuốc trợ sức, trợ lực, liều theo hướng dẫn của hãng thuốc.

* Nếu dùng các biện pháp trên không hiệu quả, dạ cỏ vẫn chướng căng, nguy hiểm đến tính mạng gia súc thì phải cấp cứu bằng cách chọc troca.

- Sát trùng vị trí giữa hõm hông trái của gia súc, chọc mạnh troca qua thành bụng, rút lõi từ từ, bịt đầu thoát của troca để hơi thoát từ từ, nếu cho hơi thoát nhanh thì áp lực máu ở não bị giảm đột ngột, gia súc bị sốc có thể chết.

- Giữ troca cho hơi ra hết, để gia súc khỏe lại, khi rút troca phải cho lõi vào, để thức ăn không tiếp xúc vết thương gây viêm phúc mạc.

- Dùng một trong các loại kháng sinh sau để chống nhiễm trùng như Gentamycin, Ampicillin, Penicillin, Cefamicin tiêm hoặc bơm thẳng vào dạ cỏ. Liều dùng theo hướng dẫn sử dụng của hãng thuốc.

4. Phòng bệnh

Không cho gia súc ăn quá nhiều cỏ non hoặc cây họ đậu, thức ăn nhiều chất nhày như rau lang, rau muống non, thức ăn dễ lên men, sinh hơi khác.

Khi thay đổi thức ăn nên thay đổi từ từ để gia súc kịp thích nghi, không bị rối loạn tiêu hóa.

Khi gia súc mắc bệnh liệt dạ cỏ, bội thực, tắc thực quản, viêm họng làm gia súc không ợ hơi được, viêm màng bụng... cần kịp thời điều trị để tránh kế phát bệnh chướng hơi dạ cỏ.

Theo Liên Hương/khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 244


Hôm nayHôm nay : 35763

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 217795

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73264766