02:45 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mê Linh cất cánh từ nông nghiệp

Thứ sáu - 20/07/2018 23:01
Mười năm sau thời điểm sáp nhập về Hà Nội, huyện Mê Linh đã có sự phát triển nhanh chóng, toàn diện. Từ lợi thế sẵn có của địa phương, huyện xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là một mũi nhọn quan trọng và đã thu được nhiều thành tựu, tạo đà để quê hương Hai Bà Trưng hôm nay cất cánh vươn lên.
Những khu vườn bạc tỷ

Dưới ánh nắng chói chang của ngày hè, chị Đinh Thị Thắm (xã Văn Khê, huyện Mê Linh) vẫn cẩn thận chăm sóc những gốc cây cảnh trong nhà vườn Tài Lý (xã Mê Linh, huyện Mê Linh). Mồ hôi còn lấm tấm trên trán nhưng nụ cười của chị thì rạng rỡ. Trao đổi với chúng tôi, chị cho biết rất vui khi thấy quê hương đổi mới rõ rệt sau 10 năm sáp nhập vào Hà Nội. "Trước đây, tôi chỉ làm ruộng, đi gánh gạch thuê, đời sống vất vả, khó khăn. Từ khi sản xuất phát triển, tôi làm công nhân tại nhà vườn, mỗi ngày công được trả 250 nghìn đồng, thu nhập ổn định hơn so với trước kia nhiều” - chị Đinh Thị Thắm chia sẻ.
 
Các mô hình kinh tế hộ gia đình, mô hình sinh thái phát triển đã đem đến một diện mạo nông thôn mới tại Mê Linh. Ảnh: Gia Huy/Chinhphu

Nếu không được giới thiệu, chúng tôi không thể nhận ra chủ nhà vườn nơi chị Đinh Thị Thắm đang làm việc. Vươn lên từ nông dân trở thành chủ nhà vườn có trị giá hàng tỷ đồng nhưng anh Phạm Đức Tài (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) vẫn làm việc như nhiều lao động khác. Vừa chăm sóc những gốc hoa hồng, anh Phạm Đức Tài vừa chia sẻ, từ khi chuyển đổi sang mô hình trồng hoa thế, hoa chậu, ghép bonsai, vườn của gia đình anh sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, thu nhập tăng gấp 3 lần so với trồng hoa cắt cành như trước đây. Mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình anh Phạm Đức Tài thu lãi 300 đến 400 triệu đồng, đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều người khác. So sánh với trồng lúa thì trồng hoa có giá trị gấp nhiều lần mà lại nhàn hơn. “Từ khi huyện Mê Linh về với Hà Nội, nông nghiệp được nhiều ưu đãi hơn, giao thông được quan tâm cải tạo, nâng cấp, tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất. Huyện đã hỗ trợ giống cây trồng, tập huấn kiến thức cho các hộ sản xuất. Nhà vườn nào ở đây cũng có thu nhập cao hơn so với trước kia” - anh Phạm Đức Tài vừa nói, vừa chỉ cho chúng tôi thấy những nhà vườn bên cạnh.

Rời xã Mê Linh, đến thăm nhà vườn của chị Hoàng Thị Thành (xã Kim Hoa, huyện Mê Linh), chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước một vườn cây rộng 3ha với khoảng 200 gốc bưởi cảnh và hơn 1.000 gốc cam cảnh cho thu nhập lên đến 1,2 tỷ đồng/năm. Với thu nhập này, gia đình chị có điều kiện mua sắm những đồ dùng đắt tiền, chăm lo cho con em ăn học đầy đủ. “Không chỉ riêng gia đình tôi, những gia đình trong thôn điều kiện kinh tế mỗi ngày một phát triển cũng nhờ mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sản xuất cây trồng theo hướng có hiệu quả cao” - chị Hoàng Thị Thành nói.

Mười năm qua, huyện Mê Linh được thành phố quan tâm, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đặc biệt là các đề án, kế hoạch thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” đã thực sự là “đòn bẩy” để người dân vươn lên phát triển sản xuất. Bí thư Chi bộ thôn Phù Trì (xã Kim Hoa, huyện Mê Linh) Nguyễn Xuân Thể nhận định, những cơ chế, chính sách của thành phố đều hợp lòng dân, thúc đẩy người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Trước kia, nhiều gia đình trong thôn không dám mơ đến chiếc xe hơi nhưng giờ đây điều đó đã trong tầm tay. Chủ tịch UBND xã Kim Hoa Lê Xuân Trường cho biết, diện tích trồng hoa, cây cảnh tại địa phương khoảng 40ha. UBND xã đã đề nghị và được thành phố phê duyệt chuyển đổi 285ha từ trồng lúa sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ kinh tế phát triển, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm nhanh chóng, Kim Hoa đang phấn đấu đến đầu năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn còn dưới 2%.

Phấn đấu về đích huyện nông thôn mới

Mười năm qua, diện tích đất canh tác của huyện Mê Linh có xu hướng giảm do chuyển sang xây dựng đô thị, đường giao thông… Tuy vậy, diện tích sản xuất rau các loại lại tăng hơn 20%, dần hình thành các cánh đồng chuyên canh với quy mô sản xuất lớn, góp phần đưa Mê Linh trở thành huyện có diện tích gieo trồng và sản lượng rau lớn nhất thành phố.

Trước đây, việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún sang chuyên canh tập trung, đặc biệt là sản xuất thực phẩm an toàn nảy sinh nhiều khó khăn. Đồng thời, phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng gặp một số vướng mắc về cơ chế, chính sách. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Nguyễn Thị Ngọc Hà, khi huyện được sáp nhập về Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội, cơ chế chính sách đã có nhiều thay đổi, các vướng mắc được tháo gỡ giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Trong đó công tác dồn điền, đổi thửa, chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư sản xuất và cơ giới hóa đồng ruộng. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ những mô hình điểm về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương hiệu, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp của huyện để nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh.

Đánh giá về sự phát triển của Mê Linh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, kinh tế của địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao, với 10,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện rõ rệt, năm 2017 đạt 35,4 triệu đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2008. Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của huyện nhằm vừa tạo động lực tăng trưởng bền vững, vừa ổn định đời sống nhân dân. Đối với phong trào xây dựng nông thôn mới, đến nay Mê Linh đã có 12/16 xã đạt chuẩn, các xã còn lại phấn đấu hoàn thành trong giai đoạn 2018-2019 và về đích huyện nông thôn mới trong năm 2020.

Trên nhiều con đường ở Mê Linh, có thể dễ dàng bắt gặp những chuyến xe chở các sản phẩm nông nghiệp đa dạng của huyện đến với thị trường. Từ những thành tựu đã đạt được của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong sản xuất nông nghiệp, có thể tin tưởng rằng, huyện Mê Linh sẽ cất cánh vươn lên thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô.
Theo Tiến Thành/Báo HNM.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 225


Hôm nayHôm nay : 32784

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1101268

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60109591