21:11 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lượng cao”, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ năm - 26/09/2013 05:48
Trên tinh thần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Lấp Vò tập trung phát huy các sản phẩm chủ lực của địa phương mà trọng tâm là cây lúa. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lượng cao” của huyện đã nâng cao giá trị hạt gạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên chính nội lực của mình bằng sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy Lấp Vò và kế hoạch của Đảng ủy xã Bình Thạnh Trung về xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lượng cao”, các tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp tập trung công tác tuyên truyền, vận động, làm cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và hiệu quả của “cánh đồng mẫu lớn”, trong đó từng cán bộ và hội viên nông dân (ND) giữ vai trò nòng cốt. Các cấp Hội ND còn gần gũi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con để có phương pháp vận động phù hợp và kịp thời phản ánh với ngành liên quan những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lượng cao” được thí điểm vào vụ hè thu năm 2011 tại ấp Tân Thạnh, xã Bình Thạnh Trung với diện tích 50ha. Mô hình được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh và huyện về nâng cấp hệ thống đê bao, cống đập, giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ sạ hàng và khoa học kỹ thuật... Cuối vụ, năng suất lúa thu hoạch đạt khá, lãi cao hơn từ 3,5 - 5 triệu đồng/ha so với lúa ngoài mô hình. Thấy được hiệu quả đó và nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên vụ hè thu và thu đông năm 2012 có trên 160 hộ tham gia với diện tích gần 222ha, vượt hơn 70ha so kế hoạch. Địa phương đã họp đồng liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ lúa hàng hóa cho ND trong mô hình, giá bán cao hơn giá thị trường từ 200 - 800 đồng/kg.

Năm nay, diện tích và số hộ tham gia mô hình tăng theo từng vụ. Vụ đông xuân có 199 hộ, canh tác 280ha, trong đó tiếp tục nhân rộng sang ấp Bình Hòa, xã Bình Thạnh Trung với diện tích 60ha. Vụ hè thu diện tích nâng lên 292ha và 206 hộ. Cán bộ kỹ thuật được phân công bám sát địa bàn hỗ trợ cho ND trong việc áp dụng quy trình sản xuất, tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm; hướng dẫn ND thường xuyên thăm đồng, phòng trừ sâu bệnh và quản lý đồng ruộng; ghi chép sổ tay theo dõi tình hình sản xuất và hạch toán hiệu quả kinh tế. ND tham gia mô hình đều sử dụng các loại giống xác nhận, nguyên chủng như OM 4218, MTL566 và chủ yếu là OM 6976 (chiếm trên 65% diện tích); áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Năng suất lúa vụ đông xuân, hè thu lần lượt đạt 8,8 tấn/ha và 6,54tấn/ha; cao hơn ruộng ngoài mô hình 285kg - 1.100kg/ha; giá bán trung bình 6.000 đồng/kg. Qua so sánh vụ đông xuân năm 2013, lợi nhuận chênh lệch giữa ruộng trong và ngoài cánh đồng trên 10 triệu đồng/ha.

Tuy đạt được hiệu quả kinh tế khá cao nhưng mô hình cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc phần đông ND có diện tích đất canh tác ít, quen với cách sản xuất nhỏ lẻ, ít quan tâm và hướng tới sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn với chất lượng cao; mối liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) chưa thật sự chặt chẽ, việc tìm kiếm doanh nghiệp tiêu thụ lúa cho ND tham gia mô hình còn hạn chế.

Theo Hội ND huyện Lấp Vò, qua 2 năm thực hiện Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lượng cao” đã mang lại hiệu quả. Lợi nhuận cao hơn 5 - 10 triệu đồng/ha so với cách sản xuất truyền thống; giúp nông dân quen dần với việc sử dụng giống lúa chất lượng cao, biết cách quản lý dịch hại, giảm chi phí đầu tư và tăng năng suất... Mặt khác, bước đầu đã hình thành mô hình liên kết khép kín từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; là một trong những giải pháp tích cực góp phần để huyện Lấp Vò thực hiện chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Mô hình này được Hội ND tỉnh nhân rộng trong toàn tỉnh.

 

Theo Báo Đồng Tháp online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 193


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 75153

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60397110