21:24 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nam Định: Sản xuất khoai tây năng suất, chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Thứ năm - 06/02/2020 02:54
Vụ Đông năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Nam Định đã triển khai mô hình thuộc dự án “Sản xuất khoai tây năng suất, chất lượng cao liên kết với nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm tại vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng” tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Mô hình trồng khoai tây năng suất, chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy

Mô hình được triển khai trên quy mô 5 ha với giống khoai tây nguyên chủng Solara, có 50 hộ nông dân tham gia. Xã Giao Phong có vùng chuyên màu, với điều kiện sinh thái phù hợp với sinh trưởng phát triển của cây khoai tây, đồng ruộng tập trung, địa hình bằng phẳng, thuận tiện áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, tưới tiêu, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm.

Trước khi triển khai, các hộ dân tham gia mô hình đều được tập huấn đầy đủ nhằm nắm chắc các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho mô hình và được cán bộ kỹ thuật lưu ý những biện pháp kỹ thuật khác so với sản xuất đại trà tại địa phương, để khoai tây sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn của đơn vị thu mua. Mô hình được hỗ trợ 100% giống và một phần vật tư thiết yếu như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Phần vật tư đối ứng của dân cũng được tập thể mua và cung cấp để đảm bảo sự phát triển đồng nhất của mô hình.

Tại hội nghị đầu bờ, các đại biểu được tham quan mô hình, được trao đổi trực tiếp với bà con nông dân thực hiện mô hình và cán bộ chỉ đạo kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Nam Định. Khi quan sát trên đồng ruộng, các đại biểu dự hội nghị đều nhận thấy ruộng mô hình sạch bệnh, thân khoai to, mập, phát triển đồng đều, bản lá dày, ruộng thông thoáng hơn so với sản xuất đại trà.

Chia sẻ tại hội nghị, bà Phạm Thị Nguyên xóm Lâm Phú, xã Giao Phong - nông dân trong mô hình, cho biết: Trước khi trồng, ruộng nhà bà được cấp chế phẩm Trichoderma để xử lý nấm bệnh, xử lý đất và được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kỹ càng, nên bệnh trên cây khoai tây giảm hắn, giảm được 2 lần phun thuốc bảo vệ thực vật so với ruộng ngoài mô hình. Bà Nguyên cũng cho biết thêm, mọi năm nhà bà hay xử lý ruộng bằng vôi bột nên mã củ xấu lại hay bị ghẻ củ, năm nay bà đã thay đổi tập quán và tuân thủ quy trình được hướng dẫn. Khi hỏi về năng suất, bà Nguyên tươi cười: “Mỗi hốc 7-8 củ to như thế này chắc chắn phải được hơn 800 - 850 kg/sào (tương đương 23 tấn/ha), cao hơn hẳn sản xuất đại trà”.

Khi trao đổi với ông Cao Xuân Khởi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông ngư diêm nghiệp xã Giao Phong – đơn vị được xã giao nhiệm vụ thực hiện mô hình, ông cho biết: Xã Giao Phong có 220 ha khoai tây nên sản lượng hàng năm rất lớn. Nếu không có liên kết đầu ra thì người sản xuất luôn bị tư thương ép giá và người sản xuất vẫn là thiệt thòi nhất. Mặt khác, trong quá trình canh tác, bà con nông dân lạm dụng đạm rất nhiều, có nhiều hộ dân bón lên tới 15 – 17 kg đạm/sào, mà Giao Phong lại gần biển nên khoai tây càng nhiều đạm thì tỷ lệ bị bệnh mốc sương càng cao, nếu bị mưa trong thời kỳ cây đang phát triển củ thì củ rất dễ bị thối. Bên cạnh đó, tập quán canh tác của bà con nơi đây là trồng rất dày, mặt luống nhỏ, khoảng cách giữa các luống hẹp nên thường thiếu đất để vun, dẫn đến củ hay bị xanh vỏ và kích cỡ củ không đồng đều, khó đạt tiêu chuẩn cho nhà máy chế biến.

Vụ Đông 2019, được Trung tâm Khuyến nông Nam Định chọn làm mô hình, chúng tôi rất mừng, vì qua đó dần thay đổi tập quán lạm dụng đạm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, trồng dày, mật độ cao… tạo ra nông sản an toàn và có mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, để bà con đến tham quan học tập, nhân rộng.  Trung tâm Khuyến nông cũng đã giúp chúng tôi ký kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân, để bà con yên tâm sản xuất theo đúng quy trình hướng dẫn, giúp dân chúng tôi hiểu được sản xuất theo chuỗi liên kết thì có lợi gì hơn khi sản xuất tự do, từ đó hình thành nên những chuỗi liên kết bền vững, đáp ứng nhu cầu nông sản an toàn cho người tiêu dùng.

Theo mard.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 230


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1176836

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72859545