23:54 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghề nuôi cá dữ

Thứ sáu - 23/08/2013 03:58
TPHCM đi đầu cả nước trong việc đưa con cá sấu vào chương trình phát triển trọng điểm với nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân; đặc biệt là thị trường đầu ra còn bấp bênh đã khiến cá sấu chưa được khai thác đúng với tiềm năng vô cùng to lớn của nó…

NGƯỜI VUI, KẺ BUỒN

Những vùng từng rộ lên phong trào nuôi cá sấu nông hộ như các huyện Củ Chi, Hóc Môn (TPHCM) giờ trở nên đìu hiu vì nhiều người dân dần bỏ nuôi. Trong khi đó, tại một số vùng khác như huyện Bình Chánh vẫn có khá nhiều trang trại chăn nuôi "cá dữ" trúng lớn và tiếp tục mở rộng chuồng trại do biết liên kết nhóm SX và tổ chức làm ăn bài bản...

HIU HẮT MỘT VÙNG NUÔI

Vài năm trước, đi về vùng Củ Chi, Hóc Môn thấy người dân háo hức, bàn tán về hiệu quả của mô hình nuôi cá sấu lấy da và thịt xuất qua biên giới, phục vụ cho giới khá giả ở cả phương Tây lẫn phương Đông.

Nhưng giờ đây, hỏi đến nghề nuôi cá sấu nông hộ thì thấy nhiều người lắc đầu ngao ngán. Thậm chí tại nhiều xã trước đây hồ hởi tổ chức cho nông dân đi tham quan, học hỏi mô hình để về nuôi thử nghiệm, thì giờ hỏi đến gần như vắng bóng con “cá dữ”.

Ông Nguyễn Sỹ Phước, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn cho biết, lúc phong trào nuôi cá sấu mới có, chúng tôi cũng giúp nhiều bà con đi tập huấn, học hỏi kinh nghiệm với hy vọng sẽ phát triển được loài vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao. Sau đó, nhiều hộ dân cũng xây dựng, sửa sang chuồng trại và mua giống nuôi thử theo dạng nhỏ lẻ vài chục con/hộ, nhưng chỉ được vài năm thì rơi rớt dần.

Gần đây nhất, toàn huyện Hóc Môn chỉ còn hộ anh Trương Ngọc Minh (ấp 3, xã Đông Thạnh), hộ anh Nguyễn Văn Quang (khu phố 2, thị trấn Hóc Môn) và hộ chị Nguyễn Thị Kiều Oanh (xã Thới Tam Thôn) theo nghề. Nhưng giờ chị Oanh cũng chuyển hết đàn cá sấu về Bình Phước, còn hộ anh Quang mới năm rồi (2012) có cá sấu sổng chuồng do chuồng trại không đảm bảo nên huyện không cho nuôi nữa.

Anh này cũng vừa xin nuôi lại nhưng hồ sơ huyện thấy không khả thi (theo phương án của anh Quang sẽ đầu tư nuôi vịt, trồng lúa, rồi lấy lúa nuôi vịt và lấy vịt cho cá sấu ăn), đất nuôi cũng đi thuê, tài chính cũng yếu nên huyện kiên quyết dẹp.

Ông Phước cũng khẳng định, người chăn nuôi cá sấu nhỏ lẻ gần như bỏ hết vì lúc nuôi, nông dân phải mua con giống giá cao, chi phí cho thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc nhiều, nhưng khi xuất bán thì giá cả bấp bênh, có thời điểm rớt xuống 70.000 - 80.000 đ/kg, kêu bán không ai mua nên chỉ được 1 - 2 vụ là họ dẹp gần hết.

Một số trại lớn như trại của chị Nguyễn Thị Kiều Oanh thì gặp “nạn” khác khi bị một số cơ sở SX dây nịt (thắt lưng) và bóp (ví) da cá sấu đặt hàng, nhưng chỉ một vài năm họ thường xuyên nợ tiền, nhiều thời điểm giá lại rớt quá mạnh nên chị Oanh buộc phải giảm đàn và chuyển hẳn về Bình Phước.

Chính vì thế, trong báo cáo hàng năm của Hội Nông dân huyện Hóc Môn giờ không nói về con cá sấu vì không có mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, không nhân rộng được. Đây cũng là nghề nguy hiểm vì chỉ cần sơ sểnh là con cá sấu sẽ sổng chuồng gây hại nên nhiều người nghi ngại.

“Giờ chỉ còn HTX cá sấu giống Nam Bộ (xã Nhị Bình) còn phát triển với khoảng 230 con cá bố mẹ, gần đây ấp nở thành công khoảng 1.000 con cá giống. Nếu thị trường tốt thì có thể chỉ còn xã Nhị Bình có điều kiện để nuôi con cá sấu thương phẩm”, ông Phước nói.

Tương tự, ông Trần Văn Chon, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thông Hội (Củ Chi) cho biết, trước đây xã có 3 hộ tham gia nuôi cá sấu, thì nay cả 3 đã bỏ không nuôi nữa. Nguyên nhân chính là do chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu vốn, đầu ra không ổn định nên chỉ 1 - 2 vụ nuôi là không ai trụ nổi.

Còn tại xã Phước Hiệp (Củ Chi), khi chúng tôi đến trại cá sấu rộng 10 ha của ông Hai Hùng (Hùng cá sấu) tại ấp Trôm thì bất ngờ được ông thông báo: “Đang rao bán hết đàn cá bố mẹ để nghỉ luôn!”.

Ông Hai Hùng nói: “Năm nay tôi đã 60 tuổi, sau 17 năm lập trại nuôi cá sấu, đến nay tôi muốn nghỉ và bán hết trang trại, lý do là quản lý không được”. Ông Hai từng mất trộm 300 con cá sấu loại 1 vì loại này có giá trị nhất, lại rất dễ bắt, chỉ cần lấy lưới cào là bọn trộm tóm cả mẻ.

Ông Hai cho biết: “Hồi tháng 2 tôi bán trên 600 con giá chỉ có 108.000 đ/kg loại 1, đến giờ cá tăng cao chẳng có mà bán, tính ra mỗi con mất toi mấy trăm ngàn đồng. Giá cả cứ trồi sụt thế này nên tôi nản...”.

Nói xong, ông dẫn chúng tôi dạo một vòng quanh khu chuồng cá sấu rộng lớn. Toàn bộ mười mấy chuồng nuôi cá thương phẩm giờ trống trơn, không còn một con nào (trước đây, cao điểm số chuồng này nuôi tới 3.000 con).

Hiện tại, ông Hai chỉ còn 200 con cá bố mẹ, mới đây ông cũng rao bán và được mấy thương lái bên Thái Lan qua tận chuồng “coi mặt” và hứa sẽ quay lại hốt hết đàn để về cải thiện đàn giống của họ đang bị đồng huyết nặng.

Ông Hai cũng cảnh báo, thị trường Trung Quốc “ăn hàng” từ tháng 3 tới tháng 6 hàng năm, lại phụ thuộc quá nhiều vào họ nên bấp bênh. Riêng năm nay do đàn cá sấu bên Trung Quốc bị chết nhiều (do gặp thời tiết quá lạnh), nên hiện tại mới hút hàng của VN. Nhưng sau này họ tái đàn lại thì phải coi chừng, mình đổ nuôi ồ ạt chưa chắc đã bán được!

LIÊN KẾT VẪN TRÚNG LỚN!

Trong khi khá nhiều hộ chán nuôi cá sấu, thì tại một số vùng khác, nhiều trang trại chăn nuôi bài bản, biết liên kết để SX vẫn ăn nên làm ra.

Chúng tôi tìm đến trại cá sấu của anh Nguyễn Tường Quốc nằm cặp bên con kênh 4 thuộc địa bàn ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TPHCM. Lúc này anh đang mặc bộ đồ công nhân, hì hục cùng với mấy thanh niên xây thêm dãy chuồng trại mới chuẩn bị nơi sinh nở cho đàn cá bố mẹ lên tới gần 2.000 con.

Thấy chúng tôi, anh vào thay bộ quần áo đã lấm lem vôi vữa, chào hỏi mấy câu xã giao rồi dắt thẳng ra khu chuồng trại rộng 2,3 ha để cho khách tham quan.

Đúng lúc này, anh Nguyễn Anh Dũng, một hộ chăn nuôi cá sấu thương phẩm kế bên nằm trong nhóm liên kết nuôi cá sấu xuất hiện khoe: “Vụ này giá cả tốt quá, cách đây hơn tháng tôi xuất bán 1.500 con giá 130.000 đ/kg, vậy mà giờ đã tăng thêm 10.000 đồng nữa rồi, cứ thấy tiếc hùi hụi…”.

Tiếp lời, anh Quốc nói: “Thì tôi cũng vậy, mới bán 3.000 con cũng với giá như anh thôi, nhưng nói thật giá này cũng lãi lớn rồi!”. Theo tính toán, với giá cá sấu 130.000 đ/kg người nuôi lãi ít nhất 20%, còn hiện tại ai có cá bán với giá 140.000 đ/kg thì chắc chắn trúng lớn. Anh Quốc cũng khẳng định, lần đầu tiên cá sấu đạt được mức giá kỷ lục này nên chắc chắn sẽ tạo luồng sinh khí mới cho người nuôi.

Theo anh Quốc và anh Dũng, yếu tố quan trọng khiến các hộ nuôi cá sấu tại khu vực này có thể duy trì và phát triển đàn là họ biết liên kết với nhau để cùng “3 chung”: Chung nguồn thức ăn (để giảm giá thành), chung kỹ thuật chăn nuôi (để học hỏi kinh nghiệm mới) và chung tay giúp nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn (ví dụ như đàn cá sấu của ai mắc bệnh, tất cả các hộ đều xắn tay vào xử lý dứt điểm…).

Anh Quốc cho biết: “Mỗi lần mua thức ăn cho cá sấu (gà con, đầu cá) là cả nhóm chúng tôi kêu chung một chuyến xe tải lớn, hàng về đây cứ thế chia đều cho các hộ với chất lượng, giá cả như nhau, trong khi tiết kiệm được công chở với chi phí xăng dầu rất lớn. Đơn vị bán thức ăn cũng không dám bán hàng kém chất lượng vì sẽ bị cả nhóm giám sát, thậm chí tẩy chay nên chúng tôi tạo được sức mạnh và tiếng nói khi muốn đàm phán bất cứ vấn đề gì”.

Bản thân anh Quốc và các hộ khác như anh Nguyễn Anh Dũng, anh Trần Chí Thiện… đều có kinh nghiệm hơn chục năm trong nghề, lại cùng thuê được diện tích đất khá lớn với giá rẻ của Cty cây trồng TPHCM trong vòng 20 năm, nên các hộ đều an tâm đầu tư, chăm sóc và kiên định theo nghề nuôi con “cá dữ”.

“Giờ cá sấu ở ta có đủ thứ giá, vì thế người nông dân càng làm nhỏ (100 - 200 con/hộ) thì lại càng thiệt, thường bị ép giá bán thấp. Đến lúc cần tiền họ đành phải bán rẻ và vì thế cũng kéo giá bán của các trại lớn giảm theo. Làm sao phải có Hiệp hội hay Hội những người nuôi cá sấu, thống nhất một giá bán chung để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân.

Tại sao lái buôn bên Trung Quốc ép giá của mình được bởi họ có mấy đầu nậu, ví dụ hôm nay họ nói giá là 100.000 đ/kg thì đố ai dám mua với giá cao hơn dù hụt hàng, hoặc họ nói không mua thì hàng cứ thế ùn ứ. Vì thế, chúng ta cũng phải có Hiệp hội đứng ra để bảo vệ quyền lợi cho người nuôi cá sấu” (ông Hai Hùng).  

 

Nguồn: Báo Nông Nghiệp việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 775

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 772


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1483755

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74530726