06:15 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhân rộng các mô hình nông nghiệp đô thị

Thứ bảy - 09/06/2018 10:39
Trước xu hướng đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, quận Bình Thủy đã đặt ra yêu cầu phải phát triển các mô hình nông nghiệp phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Bình Thủy đang tranh thủ sự hỗ trợ của thành phố để triển khai nhân rộng các mô hình hiệu quả, đồng thời gắn kết phát triển nông nghiệp với du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đa dạng mô hình nông nghiệp

Thời gian qua, trên địa bàn quận Bình Thủy đã phát triển nhiều mô hình nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Võ Ngọc Tài, khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền là một trong những nhà vườn đã chuyển đổi thành công từ vườn cây ăn trái kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái đặc sản và mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ông Tài cho biết: “Trước đây, tôi chuyên trồng cam quýt nhưng hiệu quả không cao, cây lại dễ sâu bệnh nên đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng trên 200 gốc măng cụt và 500 gốc chôm chôm Thái với diện tích gần 2ha. Vườn cây được chuyển đổi này đã được 14 năm tuổi và đều là cây lâu năm nên năng suất rất cao. Vào vụ thu hoạch, thương lái vào tận vườn để thu mua với giá cao nên thu nhập của gia đình tương đối ổn định.

Còn anh Trần Văn Toản ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa là một trong những thanh niên năng động đổi mới cơ cấu vật nuôi phù hợp với yêu cầu thị trường. Trước đây, anh Toản từng rất thành công với mô hình nuôi gà Đông Tảo. Tuy nhiên, khi nhu cầu thị trường không còn mặn mà với giống gà này, anh đã mạnh dạn chuyển sang nuôi chim công và thu lợi nhuận khá tốt. Anh Toản cho biết: Mô hình nuôi chim công không quá khó về kỹ thuật nhưng chim công giống phải nhập từ nước ngoài về. Ngoài ra, tôi cũng nhập thêm trứng chim công về để ấp nhằm tăng đàn và bán chim công con. Thông thường, với mỗi cặp chim công trưởng thành, anh Toản có thể bán với giá từ 25-40 triệu đồng tùy theo giống. Còn chim công con có thể xuất chuồng sau 4-6 tháng tuổi sẽ có giá khoảng 5 triệu đồng/cặp.

Các mô hình nông nghiệp nổi bật của quận Bình Thủy tập trung chủ yếu ở 3 phường ven Long Tuyền, Long Hòa và Thới An Đông. Đặc biệt, UBND thành phố cũng đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND (ngày 11-1-2018) về việc triển khai thí điểm các mô hình nông nghiệp đô thị gắn với du lịch tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy giai đoạn 2018 – 2020. Ông Từ Công Thuần, Phó Chủ tịch UBND phường Long Tuyền, cho biết: Các mô hình được định hướng phát triển là sản xuất hoa kiểng, nuôi cá kiểng, nuôi lươn không bùn, trồng nấm linh chi, trồng rau trong nhà lưới. Kết hợp phát triển nông nghiệp đô thị và du lịch với điểm nhấn là làng hoa Phó Thọ và các vệ tinh như Khu du lịch Ba Cống, Khu du lịch nghỉ dưỡng Tre Ngà, khu du lịch nghỉ dưỡng Làng Sen, Hợp tác xã rau an toàn phường Long Tuyền... để tập trung đầu tư thu hút du lịch. Trước mắt, phường đã phối hợp với các ngành của quận vận động bà con tham gia mô hình để khi được thành phố phân bổ vốn theo Kế hoạch 05 sẽ tổ chức triển khai ngay.

Hỗ trợ, tiếp sức kịp thời

Trên địa bàn quận Bình Thủy đang phát triển hiệu quả các mô hình nông nghiệp đô thị như: mô hình trồng hoa lan, cây cảnh, nấm linh chi, nấm bào ngư... Quận đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, xây dựng thương hiệu nông sản và hỗ trợ nông dân tìm kiếm đầu ra. Theo ông Lê Tâm Niệm, Chủ tịch UBND quận Bình Thủy, cho biết: Quận đang kiến nghị thành phố điều chỉnh quy hoạch cụ thể giữa các vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp để đảm bảo được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của quận. Đồng thời, đề nghị các sở, ngành quan tâm hỗ trợ về đầu tư để giúp cho quận chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đúng hướng nhằm nâng cao hiệu quả từng mô hình của các nông hộ làm kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch.

Việc chọn lựa các mô hình nông nghiệp tiêu biểu, điển hình để tổ chức nhân rộng cần được triển khai với dự hỗ trợ kịp thời từ địa phương và ngành chức năng của thành phố. Ông Lê Bá Phước, Chủ tịch Hội Nông dân TP Cần Thơ, cho biết: Để hỗ trợ hội viên nông dân tập trung phát triển kinh tế hộ, các cấp Hội Nông dân đang tranh thủ các nguồn vốn như nguồn vốn ủy thác cho vay qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân đối với dự án cải tạo vườn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái và dự án trồng nấm. Từ đó làm cơ sở phát triển hiệu quả các mô hình điểm và hướng đến nhân rộng trong thời gian tới.

Trong chuyến khảo sát một số mô hình nông nghiệp đô thị mới đây, đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ, khẳng định: Thành ủy, UBND thành phố đặc biệt quan tâm chỉ đạo xây dựng hình mẫu một số mô hình nông nghiệp đô thị ở một  số phường ven của Bình Thủy. Các cấp ngành có liên quan, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân thành phố phải theo dõi, hỗ trợ các nông hộ về mặt kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm; kết hợp với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các mô hình tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và nhân rộng các mô hình hiệu quả với hình thức phù hợp. Trên cơ sở các đợt khảo sát thực tế các mô hình, thành phố sẽ có chủ trương phù hợp nhằm xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao đúng với Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị Về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nông nghiệp TP Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm trên cùng đơn vị diện tích; phát huy vai trò đầu tàu là trung tâm cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao quy trình, công nghệ cao vào sản xuất, cung cấp các dịch vụ về phát triển nông nghiệp cho thành phố và các tỉnh vùng ĐBSCL.

Nguồn: Báo Cần Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 278

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 277


Hôm nayHôm nay : 40665

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 600935

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70828250