07:51 EST Thứ năm, 28/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những mô hình 'đánh thức' vùng đất hoang hóa ở Anh Sơn

Thứ tư - 14/09/2016 11:31
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đưa các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, những năm gần đây người dân Anh Sơn “biến” những vùng đất hoang hóa thành trang trại, gia trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm­.

Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của gia đình chị Trần Thị Trúc ở thôn 5, xã Long Sơn, được xem là mô hình kiểu mẫu trong phát triển kinh tế ở Anh SơnNăm 2003, nhận thấy tiềm năng, lợi thế của những vùng đất hoang hóa  ở quê hương, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, chị Trúc quyết định vay vốn ngân hàng mua 30 ha để xây dựng trang trại. Bước đầu chị đầu tư 70 triệu đồng mở đường, kéo điện để phát triển kinh tế đồi rừng và chăn nuôi lợn, bò, đào ao thả cá.  

Trang trại tổng hợp của chị Trần Thị Trúc mỗi năm cho thu nhập từ 200- 300 triệu đồng.
Trang trại tổng hợp của chị Trần Thị Trúc ở thôn 5, xã Long Sơn (Anh Sơn)  cho thu nhập từ 200- 300 triệu đồng mỗi năm.

Sau bao năm vất vả một trang trại tổng hợp được hình thành lên giữa núi đồi hoang vắng, với 30 ha keo tràm cho thu hoạch mỗi năm 150 triệu đồng; 40 con bò, 40 con lợn rừng; đàn gia cầm 100- 150 con; 1 ha ao cá. Mỗi năm trang trại của chị Trúc có tổng thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng, tạo việc làm cho 5 đến 10 công nhân theo thời vụ với mức tiền công 200.000 đồng/ngày.

Còn anh Nguyễn Tuấn Dũng ở thôn 1/5, xã Cẩm Sơn lại đầu tư nuôi lợn với quy mô 40 con lợn nái, 200 - 250 con lợn thịt, năm 2015 tổng sản lượng xuất chuồng đạt 50- 60 tấn lợn hơi, thu về 1,2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí anh thu lãi khoảng 400 triệu đồng. Ngoài ra, anh Dũng còn tận dụng diện tích đất sẵn có đào ao thả cá, phát triển kinh tế đồi rừng, trồng chè công nghiệp để tăng thu nhập.

Trang trại của anh Nguyễn Tuấn Dũng thôn 1/5 xã Cẩm Sơn có quy mô 40 con lợn nái, 200- 250 con lợn thịt, năm 2015 tổng sản lượng xuất chuồng đạt 50- 60 tấn lợn hơi.
Trang trại của anh Nguyễn Tuấn Dũng thôn 1/5 xã Cẩm Sơn có quy mô 40 con lợn nái, 200- 250 con lợn thịt, năm 2015 tổng sản lượng xuất chuồng đạt 50- 60 tấn lợn hơi.

Còn với chị Bùi Thị Mai Hòa ở thôn Trà Lân, xã Phúc Sơn với mô hình trồng nấm đang cho thu hoạch mỗi ngày 7-8 kg nấm, với giá bán 35.000 đồng/kg, trừ chi phí chị thu về 200.000 đồng/ngày. Thấy được hiệu quả của mô hình trồng nấm mang  lại, năm 2015 chị Hòa quyết định đầu tư 50 triệu đồng xây lò hấp thanh trùng và xây nhà treo nấm. Nhờ đó, sản phẩm nấm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng, bình quân mỗi năm chị thu về khoảng 50- 60 triệu đồng, sản phẩm nấm của gia đình chị sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó, không chỉ cung cấp cho thị trường huyện Anh Sơn mà còn cung cấp cả thị trường thành phố Vinh và Hà Nội.

Mô hình sản xuất nấm sạch của chị Bùi Thị Mai Hòa thôn Trà Lân, xã Phúc Sơn.
Mô hình sản xuất nấm sạch của chị Bùi Thị Mai Hòa thôn Trà Lân, xã Phúc Sơn.

Ông Nguyễn Đình Đăng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Anh Sơn cho biết: Nhằm khuyến khích người dân và các địa phương tiếp tục nhân rộng những mô hình kinh tế hiệu quả, năm 2016 huyện đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách; hỗ trợ trang trại mới xây dựng 20 triệu đồng; khu chăn nuôi tập trung với mức 30 triệu đồng; hỗ trợ trồng mới chè công nghiệp 5 triệu đồng/ha... 

Hiệu quả từ các mô hình phát triển kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn huyện đã làm đổi thay đời sống người dân Anh Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 21,51% năm 2011, nay chỉ còn 15,3%. Người nông dân Anh Sơn lâu nay vốn chỉ quen sản xuất, chăn nuôi theo kiểu truyền thống, giờ đã có thể làm chủ những trang trại quy mô lớn, hiệu quả.

Hiện toàn huyện Anh Sơn có 10 mô hình chăn nuôi trâu bò sinh sản; 50 mô hình chăn nuôi bò hàng hóa; 5 mô hình chăn nuôi lợn nái quy mô 30 con trở lên, 5 mô hình chăn nuôi gà đồi quy mô từ 500 con trở lên tập trung ở các xã Cẩm Sơn, Tường Sơn, Khai Sơn...  Mô hình trồng bí xanh, ớt cay xuất khẩu ở các xã Hoa Sơn, Hội Sơn Tào Sơn; cánh đồng mẫu ngô, lúa ở xã Tường Sơn; chè VietGAP ở xã Hùng Sơn...


Theo Báo Nghệ An
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 237


Hôm nayHôm nay : 36922

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1343227

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71570542