06:19 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân Hưng Yên nuôi bò vỗ béo, nhàn hạ, dễ giàu

Thứ sáu - 09/11/2018 21:02
Bò là loại gia súc lớn được nuôi khá phổ biến trên địa bàn tỉnh, tập trung ở các địa phương có nguồn cỏ tươi tự nhiên, tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp như: Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, thành phố Hưng Yên… Những năm gần đây, nông dân trong tỉnh đã chuyển hướng nuôi bò vỗ béo, đem lại giá trị kinh tế vượt trội.

Anh Bùi Văn Phương ở thôn Tân Mỹ 2, xã Phú Cường (thành phố Hưng Yên) có hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi bò thịt vỗ béo nhớ lại: Trước đây, việc chăn nuôi, vỗ béo bò chỉ dựa vào kinh nghiệm, do không hiểu biết về kỹ thuật nên khẩu phần thức ăn, đầu tư tài chính lớn mà bò vẫn chậm tăng cân, lãi suất thấp. Được tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, tôi có thêm hiểu biết về quy trình chăn nuôi và vỗ béo cho đàn bò nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, gia đình tôi thường nuôi 20 con bò, chủ yếu là giống bò lai. Sau 12 – 15 tháng vỗ béo, trừ chi phí mỗi con cho thu lãi từ 15 – 20 triệu đồng.

Gia đình anh Phương hiện nuôi bò vỗ béo theo hình thức nhốt chuồng. Theo anh Phương, việc nuôi nhốt bò có nhiều cái lợi là không mất công chăn thả, quản lý được đàn vật nuôi và kiểm tra được sự tăng trọng của bò qua từng tuần, từng tháng... Đặc biệt, giá bán bò thịt luôn ổn định nên người chăn nuôi rất yên tâm.

Nghề nuôi vỗ béo bò phát triển mạnh ở xã Phú Cường khoảng 10 năm nay, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân. Trước đây, người dân ở địa phương chủ yếu nuôi bò theo hình thức thả rông, giống bò chủ yếu là bò vàng Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện đồng cỏ chăn thả ngày càng bị thu hẹp, thời gian nuôi dài mà hiệu quả kinh tế không cao nên người dân chuyển sang nuôi bò vỗ béo theo hình thức nhốt chuồng với các giống bò lai mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Nhất, cán bộ địa chính – nông nghiệp xã Phú Cường cho biết: Toàn xã có trên 95% hộ tham gia nuôi vỗ béo bò với tổng đàn trên 4.500 con. Hộ nuôi ít 2 - 3 con, hộ nuôi nhiều vài chục con, thời gian nuôi khoảng 1 năm, thu lãi trung bình 15 triệu đồng/con. Trong khi việc chăn nuôi lợn, gia cầm gặp khó khăn do giá cả bấp bênh thì nghề nuôi bò vỗ béo thu hút nhiều người chăn nuôi trên địa bàn xã, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Vui ở thôn Nhân Nội, xã Tân Tiến (Văn Giang) thường xuyên nuôi gối đàn và nhốt chuồng vỗ béo 40 con bò Brahman đỏ. Đây là giống bò lai có thể trọng lớn, tốc độ tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt, thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta. Trước đây, gia đình ông có hơn 5.000m2 gieo cấy lúa, thu nhập mỗi năm cũng chỉ được dưới 20 triệu đồng. Sau đó ông chuyển đổi diện tích cấy lúa sang trồng cỏ voi nuôi bò. Ban đầu, ông nuôi 5 - 7 con bê đực và một số bê cái, vừa nuôi vỗ béo bò thịt vừa nuôi sinh sản, sau khoảng 3 năm ông Vui nhân rộng đàn bò lên 40 con.

Tay thoăn thoắt cắt cỏ voi cho đàn bò, ông Vui chia sẻ: Để vỗ béo bò thành công, khâu đầu tiên và quan trọng nhất là người nuôi phải chọn mua con giống khoẻ mạnh, có chất lượng tốt, không có dịch bệnh. Chuồng trại nuôi bò phải bảo đảm thoáng về mùa hè, ấm ám về mùa đông, vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Trong quá trình nuôi phải tiêm đầy đủ vắc xin phòng bệnh cho bò, đặc biệt là vắc xin phòng ngừa tụ huyết trùng và lở mồm long móng theo đúng lịch khuyến cáo từ ngành thú y…

Ngoài cỏ voi, ông Vui cho bò ăn thêm các phụ phẩm nông nghiệp khác như cây ngô, thân chuối tây, dây khoai lang… băm nhỏ trộn đều với thức ăn chăn nuôi. Mỗi ngày ông cho bò ăn 3 bữa (sáng, trưa và chiều tối). Riêng thức ăn tinh cho bò, ông Vui thường dùng cám viên loại dành cho nuôi lợn vì hàm lượng dinh dưỡng cao hơn cám cho bò, giúp bò tăng trọng nhanh hơn.

Ông Vui phấn khởi cho biết: “Bò nuôi nhốt chuồng không cần người trông coi liên tục. Cỏ cho bò ăn gia đình tôi trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều năm. Hiện nay việc mua bê nuôi hoặc xuất bán bò thịt đã có thương lái cung ứng/bao tiêu tận nhà. Bò thịt xuất chuồng từ nhiều năm nay không bị mất giá. Hiện trung bình mỗi tháng gia đình tôi xuất bán ra thị trường 10 con bò thịt. Tính ra mỗi năm gia đình tôi thu lãi trên 100 triệu đồng”.

Theo tổng hợp của ngành chăn nuôi, hiện nông dân trong tỉnh đang chăn nuôi gần 40 nghìn con trâu, bò, trong đó bò thịt chiếm khoảng 70%. Ngoài bò lai BBB, nông dân trong tỉnh đang phát triển mạnh các giống bò ngoại khác như: Brahman đỏ; Droughmaster, Angus…

Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó trưởng Phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Nuôi bò vỗ béo hiện đang là hướng đi đem lại lợi nhuận ổn định cho bà con nông dân. Trong quá trình nuôi nhốt bò thịt, các hộ cần chú ý điều kiện chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng, tiêm phòng bệnh đầy đủ khi bò đến tuổi, cân đối nguồn thức ăn theo giai đoạn phát triển của bò. Bên cạnh đó từng bước xây dựng quan hệ sản xuất bền vững trong nuôi bò thịt, mở rộng quy mô đàn, liên kết để tiêu thụ ổn định sản phẩm cả về số lượng và giá xuất bán để đem lại hiệu quả cao.

Nguồn: http://baohungyen.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 466


Hôm nayHôm nay : 36677

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 650628

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70877943