18:51 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân sản xuất giỏi Nông dân Khmer sáng tạo làm giàu

Thứ ba - 20/05/2014 20:27
Cũng với nghề nuôi bò truyền thống nhưng nhiều nông dân Khmer ở huyện Tri Tôn đã tìm cách “lấy ngắn nuôi dài”, phát triển số lượng bò của gia đình ngày càng đông thêm. Bên cạnh nuôi bò thịt, họ còn đầu tư nuôi bò vỗ béo, nuôi bò sinh sản, cung cấp bò giống… làm phong phú thêm đàn bò địa phương.

Nhờ vay vốn, phát triển cả đàn bò

Nhìn chuồng bò với 5 con bò cái và chú bê con “dáng đẹp như mơ”, ít ai biết rằng, cách đây vài năm, anh Chau Van Ny (khóm 4, thị trấn Tri Tôn) thậm chí không mua nổi 1 con bò. “Cũng nhờ Hội Nông dân thị trấn bảo lãnh cho vay vốn 10 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tri Tôn, tôi mua được con bò cái. Sau thời gian nuôi lớn, bò cái đẻ được 1 con bê. Do bò mẹ hơi xấu nên tôi chỉ bán 14 triệu đồng, bò con bán được 10 triệu đồng. Nhờ trả nợ đúng hạn nên tôi được hỗ trợ vay tiếp 30 triệu đồng, kết hợp với khoản tiền người anh cho mượn, tôi đi xuống huyện Thoại Sơn và lên vùng biên giới giáp Campuchia lựa bò giống tốt về nuôi, quyết tâm gầy đàn” – anh Ny bộc bạch.

Nhờ chịu thương, chịu khó, sự cố gắng của người nông dân Khmer mới 34 tuổi này cũng được đền đáp. Để chủ động nguồn thức ăn cho bò, anh Ny thuê gần 4 công đất vườn với giá 1 triệu đồng/năm để trồng cỏ. Bản thân anh đang đảm nhận công việc bảo vệ cho Bảo hiểm xã hội huyện Tri Tôn nên mỗi buổi sáng trước khi đi làm, anh dậy sớm vệ sinh chuồng trại, cho bò ăn. Giờ nghỉ buổi trưa, anh lại tranh thủ đi cắt cỏ bò. Buổi chiều đi làm về, anh vẫn tiếp tục công việc này. Dù tất bật suốt ngày nhưng anh Ny chăm sóc đàn bò rất kỹ. “Nhờ được Trạm Thú y huyện Tri Tôn hỗ trợ tinh bò miễn phí để lai tạo bò giống nên tỷ lệ thụ thai của đàn bò cái rất tốt. Tôi còn lai tạo giữa bò lai Sind và bò ngoại Brahman để tạo ra giống bò chất lượng hơn. Bò con sau khi xỏ mũi được (nuôi khoảng 6 tháng) có thể bán giống từ 11 – 15 triệu đồng/con. Nhờ chuồng bò này mà mỗi năm tôi kiếm lời 30 – 40 triệu đồng, lo được cho gia đình và 2 con ăn học” – anh Ny phấn khởi. Mong ước lớn nhất của anh lúc này là được vay vốn ưu đãi để mở rộng chuồng trại, tăng thêm đàn bò bởi mô hình anh đang thực hiện cho thấy hiệu quả cao.

Trại bò lớn nhất vùng núi Tô

Đó là trại bò Sầm Ron của anh Chau Sóc, nông dân Khmer ở ấp Ninh Lợi (xã An Tức). So với khi mới thành lập, trang trại của anh hiện nay được xây dựng chỉnh chu hơn và cách làm cũng sáng tạo hơn.

Cứ cách vài ngày, anh Chau Sóc lại lên xã biên giới Vĩnh Gia (Tri Tôn) lựa những con bò có dáng to khỏe từ Campuchia đưa qua để về nuôi vỗ béo. Nếu thấy bò tốt, anh giữ lại làm giống cho sinh sản. Khi có bò con, anh vừa bán giống cho những người có nhu cầu, vừa giữ lại để nuôi bò thịt. Với cách làm này, dù trong chuồng bò của anh Sóc có lúc lên đến 70 – 80 con nhưng vẫn không bị nhốt vốn, có thể bán liên tục. Thấy nuôi bò có hiệu quả, khoảng 1 năm trước, anh bắt đầu chuyển diện tích đất ruộng trên trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò. “Hiện nay, phần lớn diện tích ruộng đã xây dựng đê bao sản xuất lúa 3 vụ/năm nên nguồn cỏ tươi khan hiếm. Có thể dùng rơm cho bò ăn cũng được nhưng sức tăng trọng không bằng cỏ tươi” – anh Sóc chia sẻ.

Để đảm bảo vệ sinh môi trường, anh xây dựng thêm hệ thống hầm chứa phân bò xung quanh trang trại. Nguồn phân này không bỏ đi mà được bán cho đồng bào Khmer trong vùng (sử dụng để bón lót cho lúa, hoa màu). Chưa tính khoản tiền thu “lặt vặt” này, chỉ riêng việc mua vào, bán ra hơn 250 con bò xoay vòng mỗi năm, anh Sóc bỏ túi trên 220 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn tạo việc làm ổn định cho 2 lao động Khmer ở trang trại cũng như thu nhập thường xuyên cho những người cung ứng cỏ tươi nuôi bò...

“Thấy mô hình nuôi bò có hiệu quả, phù hợp với đồng bào Khmer, Hội Nông dân thị trấn mạnh dạn nhận ủy thác vay nợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để giúp vốn cho nông dân đầu tư chăn nuôi. Nếu xoay vòng vốn tốt, nông dân sẽ được tăng mức vay để mở rộng mô hình” – anh Ni Sóc Phol, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Tri Tôn, thông tin.

 

Theo báo An Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nuôi bò

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 225

Máy chủ tìm kiếm : 40

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 249333

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60571290