13:19 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi gà "sạch" thuận đầu ra

Thứ hai - 05/03/2018 22:10
Sau hơn 5 năm hoạt động, mô hình nuôi gà "sạch" ở thôn Trường Thịnh, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) do Chi hội Phụ nữ thành lập mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đây, người dân tạo nguồn sản phẩm an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

chăn nuôi gà đồi
Mô hình nuôi gà của chị Hà Thị Luyện.
  

Người dân thôn Trường Thịnh đã nhiều năm chăn nuôi gà thả đồi, vườn. Tuy nhiên do quy mô nhỏ lẻ, phương pháp chăm sóc chưa phù hợp nên hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2012, Chi hội Phụ nữ thôn thành lập mô hình chăn nuôi gà "sạch" với 30 hội viên tham gia. Các hộ được học kỹ thuật chăm sóc gà bằng phương pháp an toàn sinh học, sản phẩm liên kết với thương nhân tiêu thụ. 

Chị Nguyễn Thị Phương Thảo, chủ hộ chăn nuôi cho biết: “Tham gia mô hình, tôi được cán bộ hội hướng dẫn kỹ thuật nuôi nên đàn gà lớn nhanh, tỷ lệ sống cao, ít nhiễm bệnh, giảm công chăm sóc, chất lượng tốt, dễ tiêu thụ. Dịp Tết vừa qua, tôi bán 1,5 nghìn con thu lãi 30 triệu đồng”. Được biết, gia đình chị Thảo nuôi gà thương phẩm được khoảng 10 năm, trước kia do chưa nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, gà hay nhiễm bệnh, chậm lớn. Thành công từ áp dụng biện pháp nuôi gà an toàn giúp chị mở rộng quy mô nuôi khoảng 5 nghìn con/năm, mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. 

Nhiều hội viên khác trong thôn cũng có “của ăn, của để” từ nuôi gà "sạch" như các chị Ngô Thị Lan, Hà Thị Minh, Hà Thị Luyện… Một số chị còn tận dụng chất thải từ chăn nuôi gia cầm để trồng cây ăn quả tạo thêm nguồn thu nhập. Theo chị Ngô Thị Thận, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn, Chủ nhiệm mô hình, hiện trung bình mỗi hộ nuôi từ 2- 5 nghìn con/năm với các giống chủ lực gồm: Ri lai, mía, hồ, Lương Phượng, cho thu nhập từ 20-100 triệu đồng/hộ. Để duy trì và phát triển hoạt động, ngay từ khi thành lập, Chi hội phối hợp với cán bộ khuyến nông xã tập huấn kiến thức cho hội viên. Hộ tham gia phải ký cam kết áp dụng đúng phương pháp chăm sóc gà an toàn, trong đó có sử dụng chế phẩm sinh học; chú trọng tìm hiểu giá cả, nguồn cung ngoài thị trường và liên kết tiêu thụ với các thương nhân để vào đàn phù hợp. 

Với cách làm bài bản, nhiều năm qua, mặc dù giá gà có lúc lên xuống nhưng mô hình vẫn tạo nguồn thu nhập ổn định. Các hộ tham gia còn góp quỹ, duy trì mức khoảng 20 triệu đồng để giúp đỡ những gia đình hoàn cảnh khó khăn sản xuất. Đây là mô hình được đánh giá cao và được nhiều chi hội khác trên địa bàn huyện học tập, nhân rộng. 

 

Hoàng Phương

Nguồn: Báo Bắc Giang


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1062095

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72744804