01:12 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi tôm thẻ chân trắng

Thứ năm - 20/02/2014 01:54
Nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đã phát triển ở huyện Phú Tân (Cà Mau) khá lâu, nhưng chỉ tập trung tại thị trấn Cái Đuôi Vàm và xã Tân Hải. Mô hình này đang được nhân rộng ở xã Rạch Chèo.

Ông Lâm Việt Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Rạch Chèo cho biết, mô hình nuôi tôm công nghiệp triển khai tại xã năm 2011. Khi đó chỉ một vài hộ nuôi thử nghiệm và bước đầu gặt hái được kết quả khả quan. Đến năm 2013, diện tích nuôi tôm công nghiệp của xã mở rộng được 20 ha. Đặc biệt, sản lượng tôm thẻ tăng đáng kể, có hộ thu được cả tỷ bạc từ 2 vụ tôm trong năm.

Được sự chỉ đạo làm mô hình phát triển kinh tế của Huyện ủy Phú Tân, năm 2014 diện tích nuôi tôm tại xã Rạch Chèo tăng đáng kể (khoảng trên 50 ha). Xã đã quy hoạch và phát triển nuôi trong 3 vùng là: Kênh 90 thuộc ấp Rạch Chèo, kênh Bào Láng thuộc ấp Tân Nghĩa và kênh Tư Thọ thuộc ấp Tân Thành Mới.

Ông Ngô Tấn Dữ (54 tuổi) ngụ tại ấp Tân Thành Mới, xã Rạch Chèo là người tiên phong nuôi tôm công nghiệp. Sự thành công của ông Dữ được nhiều người biết đến và mến mộ khi ông thu gần tỷ đồng từ 2 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2013.


Ao tôm của ông Dữ chờ thả giống

"Trong vụ mới thu trước tết, với diện tích 1 ha của 2 ao nuôi tôi thu được gần 5 tấn tôm thương phẩm, giá trung bình khoảng 140.000 đ/kg. Tính hết mọi chi phí vụ rồi lãi khoảng 450 triệu đồng. Nuôi con tôm thẻ chân trắng có lợi thế hơn tôm sú", ông Dứ nói.

Đi theo hướng phát triển người dân nuôi tôm trong vùng và sự khuyến khích nuôi tôm công nghiệp của chính quyền xã Rạch Chèo, nhiều hộ đã học hỏi kỹ thuật huy động vốn để đầu tư. Khi bắt tay vào làm họ gặp phải một số khó khăn đáng kể.

Anh Lê Tân Xuyên (34 tuổi), xã Rạch Chèo cho biết: Khó khăn lớn nhất là nguồn vốn. Anh đang đầu tư nuôi 4 hồ tôm với diện tích 1 ha, số vốn ước tính phải đầu tư vào khoảng gần 400 triệu đồng. Hơn nữa, giá điện phải trả lên 3.000 đ/kw.

Anh Xuyên đã nhiều lần lên huyện Phú Tân gặp cơ quan chức năng để xin giảm giá điện SX, sau ba lần bốn lượt vẫn chưa nhận được hồi âm. Nếu không được giảm giá điện, khi nuôi tôm số tiền anh phải trả có thể lên tới 3 - 4 triệu đ/tháng.

Cùng cảnh ngộ với anh Xuyên là hộ ông Trần Văn Thoái (46 tuổi) ngụ tại ấp Tân Thành Mới, xã Rạch Chèo. Ông Thoái đang rất muốn phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp hiện đại nhưng thiếu vốn nên chưa thể tiến hành. Mong muốn của ông là được hỗ trợ vốn để có thể thỏa giấc mơ làm giàu.

Đây cũng là mong muốn của rất nhiều hộ dân trong xã Rạch Chèo là tạo điều kiện thuận lợi cho những người có ý chí, có tinh thần quyết tâm vượt khó được vay vốn sớm, được áp giá điện mức thấp nhất để thuận lợi tham gia SX.

TRẦN HIẾU 
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 327

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 325


Hôm nayHôm nay : 25423

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1416445

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74463416