07:35 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi trâu hướng thoát nghèo của nông dân vùng cao

Thứ năm - 13/03/2014 03:48
Bảo Yên là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nơi có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Trong những năm qua, dựa vào lợi thế về địa hình có nhiều đồng cỏ và đồi núi, thuận lợi cho việc chăn nuôi đại gia súc, Hội nông dân kết hợp với chính quyền địa phương đã hướng dẫn bà con nông dân các dân tộc nhận nuôi trâu theo dự án của Nhà nước. Qua nhiều năm thực hiện, người dân thấy việc chăm nuôi trâu đã giúp họ vươn lên thoát nghèo.

 


Người dân Bảo Yên nuôi trâu để thoát nghèo

 

 

Bảo Yên là vùng đất có địa hình với đồi núi không quá cao, có nhiều đồng cỏ dưới chân những dãy núi, gần ven suối nên đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu. Hơn nữa, chính quyền huyện Bảo Yên nhận thấy, đồng bào các dân tộc trong huyện như Tày, Dao, Mông sống gần với đồi rừng, cuộc sống gắn liền với nông nghiệp, cần cù, chịu khó nên việc chăn thả trâu theo mô hình nuôi trâu dự án ngay tại gia đình là hoàn toàn phù hợp.

 

Dự án chăn nuôi trâu tại các hộ gia đình ở Bảo Yên đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình có cơ hội có được trâu giống chỉ sau hai năm nhận. Dự án triển khai theo hình thức ngân hàng trâu, khi trâu sinh sản lứa đầu người chăn nuôi phải giao lại cho Ban quản lý dự án bỉnh tuyển và chuyển cho hộ khác. Từ lứa thứ 2 trở đi các hộ chăn nuôi được hưởng. Chính vì vậy, các xã trong huyện như Nghĩa Đô, Tân Tiến, Vĩnh Yên, Xuân Hòa, Tân Dương, Việt Tiến…là những xã có số lượng đàn trâu nhiều hơn cả và đây chính là những số trâu được nhận về từ  dự án triển khai xuống cơ sở trong những năm qua. Nếu năm 2011, số lượng trâu tổng hợp từ các xã chỉ khoảng 20 ngàn con thì đến đầu năm 2014, đàn trâu ở Bảo Yên đã lên tới trên 20 ngàn con.

 

Để người nông dân ở các bản Tày, bản Dao trên địa bàn các xã, trạm khuyến nông huyện đã tổ chức các buổi tư vấn, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc trâu nhất là vào những dịp cuối năm hay ngoài tết khi có sương muối, rét đậm rét hại. Năm 2008, vào đợt rét đậm rét hại, số lượng đàn trâu ở Bảo Yên giảm đáng kể do trâu bị chết rét nhiều. Khi ấy, người dân vẫn giữ tập quán thả rông trâu trên rừng, đến mùa mới mang về cày bừa nên vào những ngày rét, trâu thiếu thức ăn, bị sưng phổi nên chết ngay tại bìa rừng. Thiệt hại kinh tế khi ấy không phải là nhỏ đối với người nông dân ở Bảo Yên. Nhưng những năm gần đây, rút kinh nghiệm được từ những đợt rét trước, nông dân Bảo Yên đã xóa bỏ tập quán thả rông trâu trên rừng, đưa trâu về chăn thả tại nhà, chăm sóc trâu vào những ngày giá buốt. Vì vậy, số lượng đàn trâu ở các xã vẫn đảm bảo.

 

Trâu giống ở Bảo Yên có đặc điểm dáng to, sừng đen dài, lông mượt, khả năng chống chịu hạn tốt, thích nghi với điều kiện đồi núi ở địa phương nên có thể nhân giống và phát triển đàn trâu để tạo cơ hội cho người nông dân thoát nghèo. Hiện nay, người dân ở các xã như Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa…đều đã nhận nuôi và hầu như đã bắt đầu được hưởng con trâu nghé do trâu dự án sinh ra. Với người dân trong các bản Tày, đây là một chương trình giúp họ có cơ hội để làm giàu ngay tại gia đình. Gia đình anh Hoàng Văn Thường ở bản Đáp xã Nghĩa Đô sau 4 năm nhận nuôi trâu dự án, đến nay, gia đình anh đã có hai con trâu đang đến tuổi trưởng thành, là tài sản riêng của gia đình. Còn tại xã Xuân Hòa, 40 hộ dân được nhận nuôi trâu dự án và đã phát triển số lượng đàn trâu đáng kể.

 

Ngoài nuôi trâu dự án thì người nông dân Bảo Yên từ nhiều năm nay đã coi con trâu như một con vật lành giúp họ làm nghề nông và làm giàu chính đáng. Vì vậy, từng gia đình đã phát triển đàn trâu của gia đình mình lên tới hàng chục con. Điển hình như gia đình anh Lương Văn Định ở bản Nà Đình sau nhiều năm nuôi trâu và nhân giống, hiện gia đình anh đã có 8 con trâu to khỏe, đây là tài sản lớn của gia đình và cũng là nguồn cung cấp sức kéo, sức cày cho cuộc sống nông nghiệp của gia đình anh. Gia đình chị Triệu Thị Van ở xã Xuân Hòa đã gần chục năm nay nuôi trâu. Nhờ nhận thức đúng đắn về việc chăn thả và chăm sóc trâu nên gia đình chị đã phát triển đàn trâu lên tới gần chục con. Nhờ thế gia đình chị Van đã xây được nhà, mua được xe máy, máy xát và cho con cái học hành đầy đủ.

 

Hiện nay ở Bảo Yên, người nông dân xã xác định được nuôi trâu là hướng đi vững chắc cho sự thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Do vậy, với lợi thế có sẵn, lại được Nhà nước và chính quyền địa phương khuyến khích đầu tư thì hộ dân nào cũng sẽ thay đổi nhận thức về chăn thả và phát triển đàn trâu của gia đình mình.

Nguồn: hội nông dân việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 145


Hôm nayHôm nay : 39948

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1152990

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72835699