10:15 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển thương hiệu gà đồi: Giải pháp chinh phục TTXK “khó tính”

Thứ bảy - 28/04/2018 04:52
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và PTNT), mặc dù ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhưng những năm gần đây, nuôi gà vẫn tăng trưởng 4,91-6,90%/năm.
tham-quan-mô-hình-nuôi-gà-vườn-đồi-đạt-hiệu-quả-cao-tại-xã-đồng-tâm-huyện-yên-thế-tỉnh-bắc-giang.jpg
Thăm mô hình nuôi gà vườn đồi đạt hiệu quả cao tại xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và PTNT), mặc dù ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhưng những năm gần đây, nuôi gà vẫn tăng trưởng 4,91-6,90%/năm. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà vườn đồi theo chuỗi giá trị, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Thực trạng nuôi gà đồi tại Yên Thế (Bắc Giang) là điển hình cụ thể.

Gà đồi Yên Thế - nhãn hiệu tập thể chỉ dẫn địa lý

Trao đổi với phóng viên, ông Thân Minh Sâm, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Thế, cho biết, những năm gần đây, Yên Thế đã đẩy mạnh phong trào chăn nuôi gà đồi giống địa phương dưới tán cây rừng, cây ăn quả và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Kết thúc năm 2017, tổng đàn gia cầm của huyện đạt 4,6 triệu con (trong đó đàn gà là 3,74 triệu con); thời điểm hiện tại, đàn gia cầm trên 3,5 triệu con. Hàng năm, Yên Thế xuất bán ra thị trường 12-14 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất đạt trên 1.250 tỷ đồng.

Số lượng hộ chăn nuôi quy mô từ 500 con đến dưới 1.000 con khoảng  2.000 hộ; từ 1.000 - 2.000 con có trên 700 hộ; hơn 2.000 con có trên 230 hộ; đặc biệt có hộ nuôi trên 7.000 - 9.000 con/lứa và nhiều lứa/năm.

Chăn nuôi gà đồi đã trở thành nghề đối với nhiều hộ nông dân và cho thu nhập ổn định từ 50 - 100 triệu đồng/năm; một số hộ thu nhập lên đến 150 - 200 triệu đồng/năm. Qua đó, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Với các kết quả đạt được, những năm qua, sản phẩm gà đồi Yên Thế liên tục vinh dự được nhận các giải thưởng như: Lọt vào danh sách “Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á; 10 thương hiệu - sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng nhiều năm liền. Gà đồi Yên Thế cũng là vật nuôi đầu tiên trong cả nước được công nhận  nhãn hiệu tập thể chỉ dẫn địa lý.

Theo ông Sâm, hàng năm, huyện đều trích ngân sách 700 - 800 triệu đồng để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi gà đồi. Hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi gà đồi hàng hóa bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Thường xuyên kiện toàn hệ thống cán bộ thú y từ huyện đến các thôn bản khi có sự thay đổi; trích ngân sách huyện hàng năm chi trả phụ cấp cho đội ngũ cán bộ thú y thôn bản, với mức 150.000 đồng/người/tháng.

Tổ chức lồng ghép nhiều nguồn vốn triển khai các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi, đặc biệt là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ kinh phí để mua giống, vật tư và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học.

Ngoài các khoản hỗ trợ trên, hàng năm, ngân sách tỉnh và huyện còn dành một phần kinh phí để hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi, xây dựng thương hiệu gà đồi Yên Thế, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, những năm qua, mặc dù ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn nhưng chăn nuôi gà vẫn tăng trưởng: năm 2013, tổng đàn gà cả nước là 234.509,4 nghìn con; năm 2014 đạt 246.027,0 nghìn con, tăng  4,91 % so với  năm 2013; năm 2015 đạt 259.295 nghìn con, tăng  5,39 % so với năm 2014; năm 2016 đạt 277.189,2 nghìn con, tăng 6,90 % so với năm 2015; năm 2017 đạt 295.209 nghìn con, tăng  6,50% so với  năm 2016.

Thông qua hoạt động khuyến nông đã xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật…, giúp tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi gà bền vững. Từ đó, giúp xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy lợi thế vùng miền và xây dựng nông thôn mới.  

2.jpg

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Yên Thế, phong trào chăn nuôi gà đồi giống địa phương dưới tán cây rừng, cây ăn quả đạt được kết quả khả quan.

Từ năm 2011 đến 2017, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai và quản lý 6 dự án khuyến nông trong lĩnh vực chăn nuôi gà với quy mô 1.009.340 con,  9.297 hộ tham gia. Các dự án đã triển khai tập huấn kỹ thuật cho 6.816 lượt người; tổ chức cho 2.510 lượt người tham quan nhân rộng mô hình.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà vườn theo chuỗi giá trị, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khuyến cáo bà con nên sản xuất an toàn sinh học, liên kết sản xuất, chế biến theo chuỗi khép kín. Trung tâm sẽ hỗ trợ để người chăn nuôi từng bước chuyển dần từ chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, sản xuất hàng hóa, có kiểm soát. Hướng người chăn nuôi sản xuất an toàn sinh học và theo quy trình VietGAP.

Phát huy một số giống gà địa phương có lợi thế cạnh tranh, chuyển giao các giống gà mới, con lai có năng suất chất lượng cao; xây dựng và phát triển mô hình sản xuất giống gà bố mẹ cho các tỉnh giáp biên nhằm hạn chế gia cầm nhập lậu qua biên giới. Kiểm soát chặt chẽ việc dùng vắc xin phòng bệnh cho gà, đặc biệt là vắc xin phòng chống bệnh cúm; Kiểm soát vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ gà, sản phẩm từ gà.

Hướng dẫn bà con sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp, khuyến khích sử dụng các loại thức ăn từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương phù hợp với từng loại, lứa tuổi và mục đích sản xuất. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia giết mổ, chế biến và bao tiêu sản phẩm từ gà từ đó hình thành chuỗi liên kết nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu.

Theo Trung tâm Nguyên cứu Gia cầm Thụy Phương, cần hướng dẫn các hộ chăn nuôi, ấp nở con giống hiện tốt công tác công bố tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng con giống sản xuất ra, quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp con giống và lượng con giống lưu thông trên địa bàn.

Chú trọng mở rộng thị trường

Ông Thân Minh Sâm cho biết, thời gian tới, Yên Thế tập trung chỉ đạo và hỗ trợ các hộ chăn nuôi không ngừng nâng cao chất lượng gà đồi thương phẩm. Duy trì quy mô tổng đàn gia cầm ổn định ở mức 4,5 triệu con trở lên, trong đó, đàn gà ổn định 4 - 4,3 triệu con; mỗi năm cung ứng ra thị trường 11 - 13 triệu con gà thương phẩm, giá trị sản xuất 1.300 - 1.500 tỷ đồng.

Đồng thời, quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quảng bá thương hiệu, thu hút đầu tư, tạo lập thị trường tiêu thụ gà đồi ổn định, nhất là đối với thị trường Hà Nội, nhằm giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy chăn nuôi gà đồi phát triển bền vững.

Để làm được việc này, Yên Thế sẽ tập trung chỉ đạo tái cơ cấu đàn gà, nâng cao chất lượng giống gà đồi đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, từ đó thu hút đầu tư, tạo chuỗi liên kết sản phẩm. Đặc biệt, làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.

Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ công nghiệp chế biến, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư chợ, nhà máy giết mổ, chế biến gà thịt, tiếp cận đất đai, nguồn vốn giá rẻ. Đây là hỗ trợ gián tiếp cho người chăn nuôi nhưng sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.

Cùng chung quan điểm, bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty cổ phần Giang Sơn kiến nghị, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường hợp tác hơn nữa giữa 4 nhà, nhất là giữa các doanh nghiệp với người chăn nuôi trong việc cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm...

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong chăn nuôi như: thu mua, chế biến, tiêu thụ, nhất là đối với gia cầm nhập lậu, gà không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn vào địa bàn làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm gà đồi Yên Thế.

Ông Dương Thanh Tùng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, đề nghị, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần tăng cường công tác thông tin dự báo nhu cầu thị trường tới người dân, doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh sản xuất, hạn chế tác động xấu của cơ chế thị trường. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tăng cường hỗ trợ Bắc Giang triển khai các mô hình chăn nuôi gà thả vườn đồi an toàn sinh học, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi giữa các địa phương.

Tin tưởng rằng, với các giải pháp cụ thể  trên, nếu được sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, bộ, ngành, ngành chăn nuôi nói chung và nuôi gà đồi tại Bắc Giang nói riêng, sẽ nâng cao được giá trị. Từ đó sản phẩm gà vườn đồi không chỉ phục vụ trong nước mà còn đủ sức chinh phục các thị trường xuất khẩu khó tính.

 Hoàng Văn/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182


Hôm nayHôm nay : 40399

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 557901

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70785216