07:43 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phú Xuyên tạo đột phá từ cơ giới hóa nông nghiệp

Thứ bảy - 27/09/2014 01:53
Ứng dụng cơ giới hóa (CGH) nông nghiệp được huyện Phú Xuyên chọn là một trong hai khâu đột phá trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện chủ trương này, những năm qua, Phú Xuyên trở thành địa phương đi đầu toàn TP về triển khai các chính sách hỗ trợ CGH vào sản xuất.Là một huyện thuần nông nằm ở phía Nam Thủ đô với dân số đông (trên 200.000 người), để nâng cao thu nhập cho người nông dân, huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong đó, ưu tiên đưa các giống chất lượng cao vào gieo trồng, riêng vụ Mùa năm 2014, diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao của toàn huyện đạt gần 3.000ha. Hơn nữa, hàng năm, huyện duy trì đều đặn diện tích gần 9.000ha lúa hai vụ nên việc ứng dụng kỹ thuật mạ khay máy cấy, giảm lao động nặng nhọc cho người nông dân được đặc biệt quan tâm.
Hiệu quả tăng, chi phí giảm
Ông Trần Hữu Thước - Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên cho biết, tính đến nay, mô hình mạ khay máy cấy đã được ứng dụng rộng rãi tại 25 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong vụ Mùa 2014, diện tích gieo cấy bằng máy của huyện đạt 1.005ha (chiếm 11,9%). Toàn huyện hiện có 455 máy làm đất, 2 máy gieo mạ khay tự động, 146 máy cấy, 10 máy gặt đập liên hoàn. Mô hình gieo mạ khay cấy bằng máy đã mang lại hiệu quả thiết thực, giảm chi phí sản xuất 3 - 3,5 triệu đồng/ha (riêng việc cấy) và tăng năng suất lúa 10 - 15%. Qua đó, giúp người nông dân thêm gắn bó với đồng ruộng, không có tình trạng bỏ hoang ruộng đất. 
Hướng dẫn nông dân kỹ thuật mạ khay máy cấy tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Quang Thiện
Hướng dẫn nông dân kỹ thuật mạ khay máy cấy tại xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Quang Thiện
Điều đáng mừng là sau một thời gian triển khai gieo mạ khay, cấy bằng máy, đến nay, người dân Phú Xuyên đã làm chủ công nghệ, tự sản xuất được khay gieo mạ và chuyển giao công nghệ cho các địa phương khác. Vì vậy, vụ Xuân năm 2014, huyện vinh dự được TP chọn làm điểm phát động sản xuất vụ Xuân, gieo mạ khay, cấy bằng máy toàn TP. Một điểm nhấn quan trọng trong nông nghiệp của huyện Phú Xuyên là từ năm 2000 đến nay, huyện luôn duy trì trên 90% diện tích đất hai vụ lúa để trồng cây đậu tương vụ Đông. Với giá trị sản xuất đạt bình quân trên 80 tỷ đồng/vụ, Phú Xuyên trở thành một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công mô hình sản xuất đậu tương Đông, mở ra hướng phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, bền vững. Nhờ vậy, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện hiện đạt 23,9 triệu đồng/người/năm.
Tích cực hỗ trợ nông dân
Để tạo đà cho việc ứng dụng CGH vào sản xuất, những năm qua huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện dồn điền đổi thửa. Đến hết quý I/2014, toàn huyện đã giao ruộng ngoài thực địa cho nông dân được 8.742ha. Đến đầu quý III/2014, xã Nam Phong tiếp tục giao thêm được 132ha, nâng tổng số diện tích đã dồn điền đổi thửa của toàn huyện là 8.874ha, đạt 103% kế hoạch TP giao. Sau dồn đổi, trên địa bàn huyện đã hình thành các cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện triển khai nhiều mô hình khuyến nông và các trang trại sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo Bí thư Huyện ủy Phú Xuyên Trương Thế Cầu, để phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, huyện đã có chính sách hỗ trợ đầu tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Trong đó, huyện hỗ trợ 50% tiền mua máy cấy, máy gieo hạt đối với các tổ chức và hộ cá nhân. Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, kinh phí đưa CGH với mô hình mạ khay máy cấy vào sản xuất do huyện hỗ trợ đạt 5,1 tỷ đồng. Riêng 9 tháng qua, huyện đã hỗ trợ 1,97 tỷ đồng cho chương trình này.
Ngoài ra, huyện Phú Xuyên còn quan tâm tới công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Từ đầu năm đến nay, huyện đã mở 13 lớp tập huấn về phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên rau cho 540 người và 28 buổi tập huấn kỹ thuật chăm sóc lúa, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò sữa cho 1.960 nông dân. Đặc biệt, huyện còn tổ chức tập huấn kỹ thuật mạ khay máy cấy cho 12 xã trên địa bàn với 1.200 người tham gia. 
Với sự hỗ trợ tích cực, đúng hướng và hiệu quả, chắc chắn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Xuyên sẽ khởi sắc hơn trong thời gian tới.
 
Ngoài sản xuất lúa, hiện nay trên địa bàn huyện Phú Xuyên còn phát triển một số mô hình cho thu nhập cao như nuôi cá truyền thống tại xã Hoàng Long (40ha), trồng nấm ăn tại xã Phượng Dực, trồng măng tây tại xã Hồng Thái, trồng su hào Pháp chịu nhiệt trái vụ ở xã Minh Tân...
Thiện Quang
theo ktdt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 40289

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1153331

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72836040