14:40 EDT Thứ bảy, 18/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP ở đồng bằng sông Cửu Long

Thứ ba - 13/08/2013 03:23
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, và khả năng xuất khẩu trái cây, ngành NN-PTNT các tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL đã và đang thực hiện nhiều giải pháp hổ trợ nông dân nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, sản xuất theo quy trình an toàn, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thị trường. Trong đó việc sản xuất trái cây theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, gọi tắt là GAP được đặc biệt chú trọng.

Theo thống kê, ĐBSCL hiện có trên 300 ngàn ha cây ăn trái các loại, với tổng sản lượng trên 3 triệu tấn trái cây/ năm. Trong đó có nhiều loại trái cây ngon, có giá trị kinh tế cao, như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, bưởi 5 roi, bưởi da xanh … Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu đạt được hàng năm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của khu vực. Trong đó có một nghịch lý đã xảy ra phổ biến là, bà con nông dân thì thường gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ trái cây vào những lúc thu hoạch rộ, còn doanh nghiệp tiêu thụ, xuất khẩu nông sản thì lại kêu thiếu nguyên liệu đạt chuất lượng để xuất khẩu. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân cơ bản như diện tích trồng cây ăn trái ở đây còn manh mún, nhỏ lẻ; chất lượng chưa cao; mẫu mã không đồng đều…Đặc biệt là việc sản xuất trái cây của ta còn mang nặng tính chất tự phát,  quy trình kỹ thuật thiếu an toàn.

Để cho các loại trái cây ngon của ta có thể vươn xa ra thị trường thế giới thì nhất thiết phải sản xuất chúng theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, gọi tắt là GAP.  

Đến nay chương trình Gap đã được triển khai thực hiện ở nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL. Trong đó Tiền giang là nơi đi đầu, với khá nhiều chủng loạitrái cây khác nhau. Từ khi có chủ trương thực hiện chương trình Gap, tỉnh này đã chủ động phối hợp với Viện, Trường và doanhh nghiệp mở nhiều lớp tập huấn cho các tổ liên kết, HTX sản xuất theo quy trình Gap. Những đối tượng được chọn lựa để sản xuất theo quy trình GAP của Tiền Giang là các loại cây ăn trái đặc sản cókhả năng xuất khẩu cao. Với sự hỗ trợ từ nhiều phía, từ giữa năm 2008 Hợp tác xã Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP. Tiếp sau đó, nhiều loại trái cây đặc sản khác,như Thanh long Chợ Gạo, khóm Tân Phước, xoài cát Hòa Lộc, Sơ ri Gò Công, Nhãn Nhị Quý cũng đã lần lượt được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP hoặc VietGAP. 

Các địa phương khác trong khu vựcnhư  Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng tháp … cũng đã tích cực triển khai quy trình thực hành nông nghiệp tốt (Gap)trên nhiều loại cây ăn trái chủ lực của mình. Cụ thể như ở Vĩnh Long, từ năm 2008 ,với 24 ha bưởi năm roi của bà con nông dân ở  Hợp tác xã bưởi năm roi Mỹ Hòa, huyện Bình Minh cũng đã được chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP. Đến năm 2012, gần 25 ha chôm chôm của Hợp tác xã chôm chôm Tân Khánh, huyện Trà On cũng đã đạt được chứng nhận Global GAP. 

Còn tại Bến Tre, sau gần 3 năm nỗlực thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt, cũng đã có nhiều loại trái cây chủ lực như bưởi da xanh, chôm chôm, măng cụt … lần lượt được cấp chứng chỉ đạttiêu chuẩn GAP.

Không chỉ nhắm đến thị trường xuất khẩu, việc sản xuất trái cây theo hướng Gap cũng rất chú trọng đến những loại cây ăn trái có giá trị cao ngay trên thị trường nội địa, nhằm tạo được lợi ích thiết thực và bền vững, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với bà con nông dân.

Thực tế đã cho thấy, tại các địa chỉ đạt tiêu chuẩn này, thực sự nhà vườn đã tiêu thụ sản phẩm dễ dàng và được giá hơn.

Bên cạnh tiêu chí về chất lượng, việc sản xuất trái cây theo quy trình Gap còn đặc biệt quan tâm đến tiêu chían toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, nông dân phải áp dụng một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, xuyên suốt từ khâu chuẩn bị nông trại, biện pháp canh tác, cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đến khi thu hoạch, tồn trữ .Ngoài ra còn phải hết sức chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, sức khỏe của người sản xuất , cũng như người tiêu dùng. 

Việc thực hiện chương trình sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP còn góp phần thay đổi nhận thức của nông dân trong cách nghĩ, cách làm và quan điểm sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập.Từ sản xuất theo tập quán cũ dần chuyển sang áp dụng kỹ thuật tiến bộ, giảm bớt sử dụng phân thuốc hóa học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, vi sinh cho cây trồng. Nhờ vậy mà năng suất và chất lượng vẫn được giữ vững, đồng thời góp phần bảo vệ tốt môi trường sinh thái. 

Một vấn đề quan trọng khác của việc sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP là tăng cường mối liên kết giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp. Trong đó vai trò của doanh nghiệp là yếu tố then chốt để phát triển thị trường tiêu thụ. Hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường;từ đó nhà nước, nhà khoa học có kế hoạch, định hướng sản xuất cho người nông dân.

Việc thực hiện mối liên kết 4 nhà ngày càng chặt chẽ;  năng suất, sản lượng và khả năng cạnh tranh nông sản được cải thiện,  nên quá trình tiêu thụ cũng trở nên thuận lợi hơn. Điển hình là nhiều loại nông sản như  bưởi 5 roi , bưởi da xanh, chôm chôm, sau khi có được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP đã được doanh nghiệp thu mua xuất khẩu thuận lợi, thậm chí còn thâm nhập được vào các thị trường khó tính. 

Theo thống kê của cục trồng trọt, hiện ở ĐBSCL có hơn 300 ha cây ăn trái  được chứng nhận Global GAP  hoặc VietGAP, với các chủng loại đặc sản như măng cụt, bưởi da xanh, bưởi 5 roi, nhãn tiêu da bò, chôm chôm, thanh long … Điều này đã góp nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích đất sản xuất , tăng thu nhập cho nhà vườn. Và quan trọng hơn là còn góp phần từng bước đầu nâng cao thương hiệu trái cây Việt nam trên trường quốc tế.

Nhu cầu nhập khẩu rau quả của thế giới rất lớn, trong đó thị trường Châu Âu mỗi năm nhập trên 80 triệu tấn trái cây tươi . Điều đó cho thấy tiềm năng về thị trường trái cây VN khá rộng lớn. Nhưng để vào các nước này, trái cây Việt phải đáp ứng tốt yêu cầu tiêu chuẩn Gap. Do đó sản xuất cây ăn trái theo hướng VietGAP  hoặc Global GAP  chính là con đường tốt nhất để trái cây VN nói chung và trái cây ĐBSCL nói riêng có được tấm giấy ”thông hành ” mà rộng đường đi ra thị trường thế giới.

Theo thvl.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 257


Hôm nayHôm nay : 61900

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 964757

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61286714