22:06 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

TP.HCM giúp Long An “giải khát” cơn thiếu nước sạch

Thứ tư - 04/10/2017 21:11
Trước việc các xã vùng hạ huyện Cần Giuộc (Long An) thiếu hụt nước sạch trầm trọng, TP.HCM quyết định “tiếp nước” sạch cho địa phương này để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM).

Bước đầu, mỗi ngày/đêm sẽ có khoảng 30.000m3 nước sạch từ Công ty CP Nước Nhà Bè (thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn Sawaco, TP.HCM) “chảy” về 8.000 hộ dân các xã: Long Hậu, Phước Lại, một phần Phước Vĩnh Tây và Phước Vĩnh Đông (huyện Cần Giuộc, Long An).

Nước sạch về vùng “khát”

 tp.hcm giup long an “giai khat” con thieu nuoc sach hinh anh 1

Nước sạch từ TP.HCM đã về đến Cần Giuộc. Ảnh: T.Đ

Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Long An nhận định, theo bộ tiêu chí mới, chỉ tiêu về hộ dân sử dụng nước sạch vẫn là một trong số những chỉ tiêu khó thực hiện, trong khi nguồn kinh phí bổ sung cho chương trình nước sạch của tỉnh chỉ có 50 tỷ đồng. Để hoàn thành chỉ tiêu nước sạch, tỉnh Long An yêu cầu mỗi địa phương trong quá trình xây dựng NTM cần chủ động thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng các trạm cấp nước sạch, không chỉ trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ từ cấp trên.

Theo Công ty Cấp nước Nhà Bè, dự án này có mức đầu tư hơn 11 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ tháng 3.2017. Phương thức hợp tác giữa công ty với tỉnh Long An theo phương thức lâu dài, bán sỉ cho Long An với giá thỏa thuận 3 năm đầu là 7.000 đồng/m3 nước. Hiện nước sạch từ Nhà Bè đã được dẫn đến trạm cấp nước tập trung tại xã Long Hậu.

Chị Nguyễn Thị Thúy Linh (ấp 2/5 xã Long Hậu) cho biết, hiện hệ thống ống dẫn nước đến nhà dân đã được nhân viên công ty nước lắp đặt trên địa bàn xã. “Dân ở đây đang rất háo hức chờ đón dòng nước sạch này về” - chị Linh thổ lộ.

Theo chị Linh, hiện chị đang sử dụng nước từ một trạm cấp nước tư nhân với giá 8.000 đồng/m3. Vừa sinh hoạt vừa buôn bán thủy sản, mỗi tháng chị sử dụng hết khoảng 50m3 nước. “Nước không được sạch lắm do xử lý lại khá đắt, nhưng có nước xài là may rồi, ở đây có nơi phải đi đổi nước về xài với giá trên trời” - chị Linh chia sẻ.

Ông Đồng Quang Đôn - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Cần Giuộc cho biết, không chỉ nước sạch, lâu nay ngay cả nước hợp vệ sinh người dân các xã vùng hạ Cần Giuộc luôn trong tình trạng “khát” nghiêm trọng, nhất là các xã: Phước Vĩnh Tân, Phước Vĩnh Đông, Tân Tập, Tân Thạnh, vì ở các xã này hệ thống nước ngọt ngầm rất kém, thậm chí có nơi không có.

“Tháng 4 – 6 năm ngoái, huyện phải thực hiện chương trình cung cấp nước miễn phí cho các hộ dân thuộc các xã này. Mỗi ngày, có hàng chục chuyến xe, mỗi xe 150m3 nước, vận chuyển nước xuống các điểm cung cấp, phục vụ cho người dân nhằm khắc phục tình trạng thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt ở đây. Nếu để người dân đi mua nước, vào thời điểm đó, mỗi m3 có giá 50.000 – 70.000 đồng, thậm chí có nơi 100.000 đồng/m3” - ông Đôn cho biết.

Cũng theo ông Đôn, chủ trương của tỉnh Long An và huyện Cần Giuộc sắp tới là đề nghị TP.HCM cung cấp nước về huyện nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân nông thôn và xây dựng NTM.

“Huyện đang xây dựng 5 trạm trung chuyển nước từ TP.HCM dẫn về để cung cấp nước cho người dân các xã vùng hạ. Ngoài nguồn nước từ huyện Nhà Bè, sắp tới huyện cũng sẽ lấy nước từ huyện Bình Chánh” - ông Đôn thông tin.

Chỉ tiêu khó

Vừa qua, tỉnh Long An ban hành Quyết định 2524 về Chương trình xây dựng NTM. Theo đó, nếu trước đây chỉ cần trên 90% nước hợp vệ sinh là xã được công nhận hoàn thành tiêu chí 17, thì trong năm 2017, ngoài chỉ tiêu nước hợp vệ sinh từ 95% trở lên, chỉ tiêu nước sạch (tiêu chuẩn 02 của Bộ Y tế) phải đạt từ 32%.

Theo đánh giá từ các địa phương, đây là một chỉ tiêu khó. Hiện ở một số địa phương, người dân còn phải sử dụng nước kênh để sinh hoạt. Nhiều địa phương khác, kể cả xã đạt chuẩn NTM, trong tiêu chí môi trường mới chỉ đánh giá chỉ tiêu nước hợp vệ sinh, còn chỉ tiêu về nước sạch vẫn chưa thể đánh giá vì không có cơ sở xác định nước đó hợp vệ sinh hay chưa do địa phương không thể tự đánh giá nước có đúng tiêu chuẩn 02 với 14 chỉ tiêu, gồm: Nitrat, clorua, asen, sắt, chì, mangan, thủy ngân...

“Tôi hy vọng khi có nước sạch từ TP.HCM về, tỷ lệ nước sạch sẽ tăng lên, các xã này may ra mới hoàn thành chỉ tiêu 17 của tỉnh” - ông Đôn cho biết.

Tại xã NTM Phước Lợi (Bến Lức), theo UBND xã, xã có 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, nhưng số hộ dân sử dụng nước sạch thì… chưa thống kê được, do chưa có kết quả kiểm nghiệm những mẫu nước cung cấp cho các hộ dân trong xã có đạt chỉ tiêu nước sạch theo quy định hay không.

Theo Trần Đáng/Báo Dân Việt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 337706

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73384677