06:40 EDT Chủ nhật, 12/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo cơ chế phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thứ năm - 09/07/2015 21:02
Tại kỳ họp thứ 13, HĐND thành phố Hà Nội khóa 14, khi thảo luận về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các đại biểu có nhiều ý kiến chưa thống nhất, đề nghị UBND thành phố sửa đổi, mở rộng phạm vi, đối tượng hỗ trợ... Tuy nhiên, để kịp thời hỗ trợ các cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, HĐND thành phố đã nhất trí thông qua nhiều chính sách mới.
Trồng hoa lan trong nhà tại phường Tây Tựu (Bắc Từ Liêm).

Trồng hoa lan trong nhà tại phường Tây Tựu (Bắc Từ Liêm).

 

Theo báo cáo đề xuất của UBND thành phố, Thủ đô Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong thời gian vừa qua, một số trang trại, hộ gia đình đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp và đã tạo ra năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như các mô hình chăn nuôi lợn, bò sữa sử dụng giống mới có năng suất cao, chất lượng thịt tốt, chăn nuôi theo quy trình công nghệ chuồng khép kín, có hệ thống điều tiết nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, máng ăn, uống tự động. Nhiều trang trại trồng hoa lan trong nhà màng, nhà lưới, sử dụng công nghệ nuôi cấy mô, tưới phun sương tiết kiệm nước. Ngoài ra, nhiều cơ sở sơ chế, bảo quản nông sản bằng công nghệ bao gói hút chân không, bảo quản lạnh… Tuy nhiên, việc sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ còn ở quy mô nhỏ, phân tán, chưa có các doanh nghiệp, trang trại ứng dụng đồng bộ, chưa hình thành các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tỷ lệ sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản công nghệ cao, diện tích cây trồng, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao còn thấp.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ. Nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao còn thiếu, vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu... Để khắc phục những hạn chế này, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho người dân, UBND thành phố đề xuất Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016-2020. Chương trình có tổng vốn đầu tư gần 11.300 tỷ đồng, với mục tiêu hình thành vùng sản xuất 1.000 ha trồng rau, 500 ha trồng hoa, 1.370 ha trồng cây ăn quả, 1.000 ha trồng chè ứng dụng công nghệ cao. Có ba vùng chăn nuôi gia cầm, hai vùng chăn nuôi lợn, ba vùng chăn nuôi bò thịt, bốn vùng chăn nuôi bò sữa, 200 trang trại chăn nuôi gà, 200 trang trại chăn nuôi lợn, 10 trang trại chăn nuôi bò thịt, 10 trang trại chăn nuôi bò sữa, 600 ha thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động một khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chín mô hình sản xuất giống, 51 mô hình trình diễn sản xuất ứng dụng công nghệ cao, 22 mô hình sơ chế, bảo quản, chế biến, ba doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Chương trình đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều đại biểu HĐND thành phố. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến băn khoăn. Đại biểu Nguyễn Huy Việt, tổ Gia Lâm có ý kiến, các huyện rất phấn khởi khi thành phố xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Vì vậy, thành phố cần chú ý đối tượng được hưởng lợi từ chính sách là người dân, chứ không phải chỉ có doanh nghiệp hưởng lợi từ ngân sách đầu tư. Thành phố chỉ nên thông qua chủ trương, còn việc hỗ trợ các sản phẩm cụ thể giao cho địa phương quyết định. Chương trình cần tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân. Đại biểu Hoàng Mạnh Phú, tổ Phúc Thọ cho rằng, đây là chương trình rất lớn về cả kinh phí, công nghệ và rất khó về lao động, nhất là đối với người nông dân vốn đang quen với phương pháp sản xuất thủ công. Vì vậy, UBND thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần họp với các quận, huyện, thị xã để thống nhất xem việc gì cần làm trước, địa điểm nào cần thực hiện trước, thông qua các mô hình trình diễn, mô hình điểm để thúc đẩy các đơn vị khác làm theo. Về cơ chế hỗ trợ, thành phố cần tìm thế mạnh sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô để khuyến khích đầu tư, tránh dàn trải... Đại biểu Lê Văn Hoạt, tổ Mê Linh đưa ra ý kiến, mặc dù thành phố đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhưng có rất ít nhà đầu tư tham gia bởi đây là lĩnh vực khó, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hơn nữa, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau, cho nên không thể cầu toàn khi đòi hỏi một chính sách có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Vì vậy, chính sách nào đã rõ, phù hợp thực tiễn và có lợi cho người dân thì HĐND thành phố cần thông qua để thực hiện sớm, không thể chờ đợi một chính sách đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp của Hà Nội còn nhiều hạn chế, lạc hậu, nhưng từ kết quả của dồn điền đổi thửa, đây là điều kiện thuận lợi để nông nghiệp tiếp cận sản xuất công nghệ cao. Sau phần phát biểu ý kiến của các đại biểu, HĐND đề nghị UBND thành phố tiếp thu, hoàn chỉnh chương trình, nhưng thống nhất thông qua Nghị quyết một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, có hiệu lực từ năm 2016. Các chính sách lớn gồm hỗ trợ xây dựng đường giao thông, kênh, mương trục chính cấp, tiêu nước, chi phí khoan giếng cấp nước tưới, xử lý môi trường, đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật; đầu tư giống cây trồng, thủy sản, phòng, chống dịch bệnh. Hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, việc thông qua Nghị quyết về "Một số chính sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020" có ý nghĩa rất quan trọng, cấp thiết trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thành phố và chủ trương của Đảng, Nhà nước; qua đó sẽ tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch thực hiện, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. 

Minh Vân
Theo nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thành phố

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 274


Hôm nayHôm nay : 45761

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 595598

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60917555