12:26 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thái Nguyên: Trại lợn không phép “hành” dân bằng mùi hôi nồng nặc

Thứ sáu - 28/09/2018 10:06
Mùi hôi thối nồng nặc bốc ra từ trang trại nuôi lợn của ông Trần Xuân Phong khiến cho hàng chục hộ dân ở khu dân cư số 4, xóm Soi Vàng, xã Tân Cương, TP.Thái Nguyên đang rơi vào tình cảnh mất ăn, mất ngủ.

Bà Lê Thị Lương ở khu dân cư số 4 cho biết: Gia đình bà có một ao nhỏ ở ngay gần trang trại lợn nhà ông Phong. Ngoài việc thả cá để cải thiện cuộc sống thì đây còn là nguồn nước duy nhất mà các con bà dùng để tưới cho mấy sào chè đang trong độ tuổi thu hoạch gần đó.

Tuy nhiên, kể từ khi trang trại lợn xả thải, không chỉ khiến cá tôm bị chết mà ngay nước ở trong ao cũng không thể dùng làm nước tưới được vì luôn trong tình trạng đặc quánh, đen xì do phân lợn tràn vào. Ruộng vườn cũng không thể trồng cấy do ngập úng nước phân.

 thai nguyen: trai lon khong phep “hanh” dan bang mui hoi nong nac hinh anh 1

Nguồn thải đi ra sau cống ngầm 

Còn theo phản ánh của bà Ngô Thị Kim Liên, từ khi trang trại lợn của ông Trần Xuân Phong đi vào hoạt động khoảng 1 năm trở lại đây, cuộc sống của bà con trong xóm gần như bị đảo lộn. Gia đình bà, mặc dù cách xa hàng trăm mét nhưng vẫn không thể ăn, ngủ cũng như sinh hoạt, làm việc một cách bình thường bởi mùi hôi thối bốc ra từ trang trại này.

“Không những gây mùi hôi thối, trang trại này còn xả thải trực tiếp ra môi trường mà không có bất kỳ phương pháp xử lý nào. Hiện, toàn bộ khu vực xóm Soi Vàng chưa có nước sạch, tất cả nước sinh hoạt của người dân đều phải dùng tới nước giếng khơi, khi nước sông lên thì nước giếng lên. Việc trang trại lợn của ông Phong xả thải trực tiếp ra môi trường mà cụ thể là thải trực tiếp ra sông đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân”, anh Đỗ Văn Thắng tiếp lời bà Liên.

 thai nguyen: trai lon khong phep “hanh” dan bang mui hoi nong nac hinh anh 2

Anh Thắng cho phóng viên xem mương nước thải dẫn thẳng ra dòng sông Công 

Để minh chứng cho lời nói của mình, anh Thắng đã dẫn chúng tôi ra nơi trang trại này xả thải. Luồn lách qua một đoạn đường dài gai góc bụi rậm hiển hiện trước mắt chúng tôi hiện ra sau một đoạn cống ngầm được chôn sâu dưới lòng đất là cả một đoạn mương nước thải đen ngòm, sủi bọt tăm. Nước thải xả ra khiến cả 1 khoảng rộng mặt sông Công đen ngòm.

Được biết, sông Công là nơi không chỉ phục vụ nước sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân nơi đây mà còn là nguồn nước duy nhất phục vụ nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân sinh sống ở 2 thị xã sông Công và Phổ Yên.

 thai nguyen: trai lon khong phep “hanh” dan bang mui hoi nong nac hinh anh 3

Trang trại lợn của ông Phong, nơi khởi nguồn của sự ô nhiễm 

Trao đổi với Dân Việt, bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch HĐND xã Tân Cương cho biết: Hiện toàn xã có hai trang trại quy mô lớn. Việc theo dõi, kiểm tra và giám sát đối với các trang trại này là rất khó vì trên thực tế chủ đầu tư của các trang trại này không thường xuyên có mặt ở đây mà chỉ có người làm thuê do vậy việc kiểm tra nếu họ không hợp tác thì xã cũng đành chịu. Đã nhiều lần người dân phản ánh các trang trại này xả thải trộm với khối lượng lớn ra sông gây ô nhiễm môi trường ­nghiêm trọng nhưng vì không bắt được quả tang nên xã cũng không thể xử lý. 

Phó chủ tịch UBND xã Tân Cương ông Ngô Văn Long cũng cho hay: Đối với trang trại lợn của ông Trần Xuân Phong, trước đây có quy mô chỉ dưới 1.000 con. Nhưng từ cuối năm 2017 đến nay, chủ trang trại đã nâng quy mô chăn nuôi với số lượng lớn lên trên 2.000 con. Với quy mô này theo luật chủ đầu tư phải xin giấy phép và bắt buộc phải có cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên đến nay trang trại này vẫn chưa có hai loại văn bản trên.

Theo Hà Thanh (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 393

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 392


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 663580

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70890895