10:52 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành công nhờ mô hình nuôi rắn hổ mang

Thứ ba - 14/10/2014 04:29
Anh Bùi Văn Tâm, thôn Đồi, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) sinh ra và lớn lên ở làng quê thuần nông, thấm thía nỗi vất vả, khiến anh càng cố gắng để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Với ý chí và lòng quyết tâm của chàng trai trẻ, anh đã thử nghiệm với mô hình nuôi rắn hổ mang.

 

Anh Bùi Văn Tâm đang kiểm tra trọng lượng rắn hổ mang để xuất bán

Anh Bùi Văn Tâm đang kiểm tra trọng lượng rắn hổ mang để xuất bán

 

Trước kia gia đình anh chăn nuôi chủ yếu là lợn, gà với quy mô nhỏ nên lãi chẳng thấm vào đâu. Không chịu cảnh nghèo khó, anh Tâm đã lên mạng tìm hiểu về một số mô hình chăn nuôi quy mô lớn và mô hình nuôi những con vật đặc sản như: rắn, baba, cá sấu…đem lại hiệu quả. Bằng niềm đam mê với loài bò sáp không chân anh đã tìm hiểu kỹ giống rắn hổ mang từ tập tính sống đến chế độ chăm sóc như thế nào?. Năm 2011, anh đã đầu tư vào nuôi rắn hổ mang, lúc này giống anh chủ yếu mua của những hộ dân bán tại các chợ. Săn lùng một tháng anh Tâm cũng đã thu gom được 30 con rắn hổ mang. Chuồng nuôi được anh thiết kế với kích thước 30 x 30 x 30 cm, được xây bằng gạch và mỗi ô như vậy nuôi một con.

Anh Tâm chia sẻ: “Lúc đi thu gom rắn hổ mang về nuôi nhiều người đã bảo tôi bị khùng, nuôi cái gì không nuôi, lại nuôi loài rắn độc như vậy. Ngay cả gia đình cũng phản đối, nhưng bằng niềm đam mê tôi đã và đang thành công với mô hình này”.

Rắn hổ mang cũng dễ nuôi, là loài ăn tạp thức ăn chủ yếu là cóc, gà con, vịt con còn sống. Tuy nhiên, món ưa thích của chúng vẫn là cóc. Mà nguồn thức ăn này trên địa bàn rất nhiều, dễ kiếm và rất rẻ. Trung bình anh cho rắn ăn 3 ngày 1 bữa, tùy từng loại, từng độ tuổi mà cho ăn khẩu phần ăn khác nhau. Điều đặc biệt, rắn hồ mang so với các loài vật nuôi khắc là chúng chỉ ăn thức ăn từ tháng 3 đến tháng 9 (âm lịch) thời gian còn lại là rắn ngủ đông. Chính vì thế mà không tốn thức ăn, công chăm sóc lại không nhiều, hiệu quả thu về lại cao.

Rắn là loài kháng bệnh tốt, hiếm khi bị dịch bệnh nên người nuôi cũng thấy yên tâm khi đầu tư vào nuôi con vật này. Sau 8 tháng nuôi rắn đạt trọng lượng từ 1,8 – 2kg là có thể xuất bán. Với giá bán hiện nay dao động từ 550.000 – 600.000đồng/kg, mỗi con rắn nặng khoảng 2kg xuất bán trừ chi phí gia đình anh cũng thu lãi 200.000 – 300.000đồng/con.

Nhìn thấy hiệu quả mang lại, một số thanh niên trong làng cũng học tập làm theo. Năm 2013, bằng nguồn vốn của chương trình 135 các hộ dân được hỗ trợ 30 con rắn giống hổ mang/1hộ, trong đó cũng có gia đình anh Bùi Văn Tâm, nâng tổng số những hộ nuôi rắn hổ mang lên đến 12 hộ.

Theo hoinongdan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 127

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 126


Hôm nayHôm nay : 15510

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15510

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73062481