14:45 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng cây dược liệu chữa bệnh sỏi thận, thu hàng trăm triệu mỗi năm

Thứ tư - 19/04/2017 11:07
Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biến những diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang do hạn hán thành vùng sản xuất cây dược liệu, người dân thôn Yên Khánh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Mát mắt vùng dược liệu trên đất cằn

Mô hình trồng cây dược liệu của HTX Sản xuất cây dược liệu thôn Yên Khánh rộng hơn 5ha, chạy dọc men bờ sông kéo dài đến thôn Tam Đông. Ông Trần Đức Toàn - Giám đốc  HTX Sản xuất cây dược liệu thôn Yên Khánh cho biết, từ năm 2014, các hộ dân trong thôn đã thử nghiệm trồng cây dược liệu.

 trong cay duoc lieu chua benh soi than, thu hang tram trieu moi nam hinh anh 1

Ông Trần Văn Toàn bên vườn cây diệp hạ châu chuẩn bị thu hoạch. Ảnh: Trần Hiền

“Cứ ngỡ mảnh đất cằn cỗi, nắng cháy da, cháy thịt nơi miền quê nghèo sẽ không thể nào đưa người dân thoát cảnh mất mùa do hạn hán, nghèo đói, thế nhưng khi HTX đã mạnh dạn đưa cây dược liệu vào trồng ở những cánh đồng bị bỏ hoang, đã mang lại khoản thu nhập không ngờ, đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm” - ông Toàn phấn khởi nói.

Được biết, HTX Sản xuất cây dược liệu thôn Yên Khánh là một trong những HTX của huyện Cẩm Xuyên liên kết với Công ty CP Dược Hà Tĩnh. Cùng với sự hỗ trợ của dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP), sau 3 năm thực hiện mô hình sản xuất cây dược liệu từ đất ruộng bỏ hoang, đến nay cuộc sống của những hộ dân nghèo đã cải thiện đáng kể.

Bà Phan Thị Văn ở thôn Tam Đông cho biết: “Ngày trước tôi cứ nghĩ cây dược liệu chỉ trồng đươc ở những nơi đồi núi cao, thế nhưng khi trồng thử trên ruộng lúa bị bỏ hoang, tôi thấy cây dược liệu không chỉ sống được mà còn phát triển rất mạnh. Hiện, nhà tôi có 3 sào trồng cây kim tiền thảo, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ gia đình thu về 9 - 10 triệu đồng. Tính ra, mức thu nhập này cao gấp 3 lần so với trồng lúa, việc chăm sóc lại nhàn nhã hơn rất nhiều”.

 trong cay duoc lieu chua benh soi than, thu hang tram trieu moi nam hinh anh 2

Người dân thôn Yên Khánh đang lên luống cho cây kim ngân thảo. Ảnh: Trần Hiền

Nhân rộng mô hình

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Toàn - Giám đốc HTX cho hay: “Hiện địa phương đang có 40 hộ gia đình sản xuất cây dược liệu với diện tích trên 5ha, chủ yếu trồng kim tiền thảo và cây mã đề, mỗi năm cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng. HTX cũng đang trồng thử nghiệm cây diệp hạ châu, trạch trả, cây xương quạt…, nếu thành công sẽ nhân rộng diện tích”.

Theo ông Toàn, mô hình trồng cây dược liệu là hướng đi mới nên ngoài sự cố gắng của bà con, HTX còn nhận được sự giúp đỡ từ dự án SRDP thông qua việc tập huấn kỹ thuật, đầu tư hạ tầng tưới tiêu, hỗ trợ giống… của công ty dược.

Không chỉ đem lại hiệu quả cao về kinh tế, thu nhập ổn định, những cây dược liệu này còn được bà con thu hoạch về để chữa các loại bệnh như sỏi thận, gan nhiễm mỡ… Ông Nguyễn Thành Đạt, thôn Yên Khánh xã Cẩm Vịnh chia sẻ: “Trước đây tôi cũng bị sỏi thận, uống khá nhiều thuốc tây y nhưng không đỡ. Sau một thời gian uống đều đặn kim tiền thảo mỗi ngày, đi khám lại tôi thật sự bất ngờ khi thấy kích thước viên sỏi giảm khá nhanh, sức khỏe tốt hơn trước”.

 trong cay duoc lieu chua benh soi than, thu hang tram trieu moi nam hinh anh 3

Cánh đồng dược liệu rộng tới 5ha đang đem lại thu nhập khá cho bà con. Ảnh: Trần Hiền

Bà con cho biết, việc phát triển mô hình trồng cây dược liệu tại địa phương khá thuận lợi bởi các loại cây thuốc như kim tiền thảo, diệp hạ châu, mã đề… chịu hạn rất tốt, dễ chăm sóc, cho năng suất cao. Tuy nhiên, do phải mua cây giống ở xa (hiện HTX chủ yếu mua giống từ các tỉnh phía Bắc) nên việc sản xuất cây dược liệu của bà con chưa thực sự chủ động, giá thành sản xuất còn cao.

“Từ khi bắt tay vào sản xuất, HTX cũng đã mạnh dạn thử ươm giống, nhưng đều thất bại. Chúng tôi rất mong các cấp, ngành, các bên liên quan quan tâm, tạo điều kiện giúp HTX chủ động nguồn giống, từ đó giảm giá thành sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ dân. Tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp thu mua tiếp tục ổn định giá mua dược liệu như hợp đồng đã ký kết, để bà con yên tâm sản xuất” - Giám đốc HTX Trần Văn Toàn nói. 

Tác giả bài viết: Trần Hiền

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 28

Khách viếng thăm : 201


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1145493

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71372808