12:05 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng mai bonsai thu lãi lớn

Chủ nhật - 11/05/2014 20:14
Một chậu mai thường giá chỉ vài trăm nghìn, nhưng khi chuyển sang trồng theo dáng bonsai, giá tăng lên nửa triệu đến vài chục triệu đồng.

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, 2 năm trở lại đây ông Nguyễn Trí Tuấn, thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An (Thị xã An Nhơn, Bình Định) chuyển từ mai xuân bình thường qua trồng và chăm sóc mai theo dáng bonsai. Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán vụ mai bonsai đầu tiên thu về hơn 200 triệu đồng.

Bắt đầu trồng mai từ năm 2000, ông Tuấn nhận mình chỉ là lớp hậu bối trong nghề trồng mai xuân ở Nhơn An. Tuy nhiên nhờ khéo chăm sóc, kỹ thuật tạo dáng đẹp, nên mai ở vườn ông Tuấn luôn đắt khách mỗi dịp xuân. Cùng lứa mai 4 tuổi, người khác chỉ bán được 250.000 đồng mỗi chậu thì mai của ông Tuấn bán được giá gấp đôi. Tính trung bình, mỗi năm ông Tuấn thu tầm 300 triệu đồng từ vườn mai tết.

Vườn mai bonsai của ông Tuấn. Ảnh: Minh Thùy

Mức thu nhập đó thuộc hàng ổn định đối với người trồng mai xuân ở An Nhơn. Tuy nhiên nhắm đến thị trường tương lai, ông Tuấn quyết định chuyển từ mai xuân bình thường qua dáng mai bonsai.

Nghĩ là làm, ông Tuấn lập tức cưa trụi gần 200 gốc mai xuân đang có giá từ 2 triệu trở lên để thử nghiệm mai dáng bonsai. Quyết định của ông Tuấn bị cho là “hâm” khi thời điểm mai xuân đang được giá lại bỏ đi. Ông Tuấn bộc bạch: “Ý định trồng mai bonsai của tôi có từ lâu. Bắt đầu từ năm 2012, tôi quyết định tạo dáng bonsai cho mai. Mai bonsai nhỏ gọn, kiểu dáng đa dạng, đặc biệt phù hợp cho những khu nhà chung cư, cao tầng... Thị trường mai xuân ngày càng hướng đến những kiểu mai vừa, nhỏ, đẹp tiện di chuyển”.

Nghệ thuật bonsai không dành cho cây mai, nên ông Tuấn phải tự mày mò học làm  trên mạng internet. Ông tham khảo các dáng bonsai của Nhật Bản, Trung Quốc... tìm tòi, nghiên cứu rồi áp dụng trên cây mai. Tạo dáng bonsai khó nhất ở khâu chăm và ghép. Mai hướng dương, khi tạo những dáng độc, lạ... bắt người trồng phải tỉ mẩn từ khâu vào đất, cắt ghép, đến tạo dáng... Ví dụ, mỗi chậu đất trồng mai  có đến 3 lớp đất cát, vừa thông thoáng, vừa giữ ẩm cho mai. Hay như khi ghép mắt phải đưa mầm ghép vào thân, sau này mắt ghép mới trở thành một phần hoàn chỉnh của cây.

“Học công nghệ, kỹ thuật ở trên mạng, sách vở... tuy nhiên tạo dáng thế cho cây phải do chính người chăm sóc tưởng tượng ra. Mỗi cây mai bonsai trong vườn nhà tôi đều mang một dáng riêng. Tôi cũng chỉ cho nhiều người đến đây học hỏi, tuy nhiên tỷ lệ thành công không cao. Để cây mai phát triển tốt, bền lâu tôi chuyển qua chăm bón bằng phân vi sinh, nhằm hướng tới sản xuất mai sạch”, ông Tuấn nói.

Cây mai "Cải tử hoàn sinh" có giá 30 triệu đồng. Ảnh: Minh Thùy

Ông Tuấn cho biết, cùng một độ tuổi, nhưng mai bonsai có giá cao gấp 2, 3 lần so với mai xuân bình thường. Đặc biệt giá mai bonsai không chịu biến động nhiều của giá mai thị trường. tùy theo dáng thế, độ tuổi... mai bonsai có những cái giá khác nhau. Tại vườn mai của ông Tuấn đang có 600 cây mai dáng bonsai nhiều độ tuổi, có giá từ 500.000 đồng đến cả chục triệu đồng. Trong số đó, ông Tuấn đặc biệt yêu thích cây mai bonsai “Cải tử hoàn sinh” có giá 30 triệu đồng.  Từ một cây mai sắp chết, không có khả năng tạo dáng, ông Tuấn đã tạo cho nó một hình hài mới theo nghệ thuật bonsai. Xuất phát từ đó, ông Tuấn đặt cái tên “Cải tử hoàn sinh” cho cây mai này.

Mùa mai tết Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán ra thị trường 80 cây mai dáng bonsai thu về hơn 200 triệu đồng. Ông Tuấn cho hay, đến thời điểm này khách hàng các nơi đặt gần 1.000 cây, nhưng ông chỉ nhận một nửa vì kham không nổi.

Ngoài mai bonsai, ông Tuấn còn thử nghiệm nhiều loại cây bonsai khác. Cây vú sữa được ông mua về sau trận bão năm 2009 với giá gần 2 triệu, sau khi tạo dáng bonsai có người trả giá 50 triệu đồng nhưng ông Tuấn chưa đồng ý bán.

                              

Theo VnExpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1005907

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72688616