Thu hoạch mía.
Năm 2018, vụ mía đầu tiên đang vào mùa thu hoạch ở Lĩnh Sơn sau 1 năm trồng thử nghiệm trên đất bãi khiến nhiều hộ dân phấn khởi và vui mừng vì mía đạt năng suất cao, giá ổn định.
Gia đình chị Nguyễn Thị Kim Phương ở thôn 12, xã Lĩnh Sơn là một trong những hộ tiên phong chuyển đổi 4 sào đất bãi ven sông Lam từ trồng ngô sang trồng cây mía nguyên liệu hiện đang cùng nhiều nhân công tất bật thu hoạch mía. Chị Phương cho biết, trước đây đất bãi của gia đình trồng mỗi năm 3 vụ ngô nhưng năng suất thấp, hiệu quả không cao nên đã mạnh dạn chuyển đổi qua trồng mía. Năm đầu tiên trồng nhưng cây mía rất phù hợp với đất bãi, một sào đạt năng suất từ 4,5 đến 5 tấn.
Cũng như gia đình chị Phương, gia đình anh Lê Hữu Thịnh ở thôn 4, xã Lĩnh Sơn có 1 ha đất bãi cũng chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng mía nguyên liệu. Anh Lĩnh dự tính vụ mía này gia đình sẽ thu hoạch hơn 100 tấn, thu về gần 100 triệu đồng. Anh Thịnh cho biết, đất bãi trồng mía hiệu quả hơn trồng ngô. Vào mùa nóng, cây ngô không chịu được hạn nên bị chết nhưng cây mía chịu hạn rất tốt nên vẫn sinh trưởng bình thường.
Cùng với đó, các hộ trồng mía được nhà máy hỗ trợ về giống mía, phân bón và cho nhân viên kỹ thuật hướng dẫn quy trình chăm sóc kỹ càng nên cây mía sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Anh Thịnh cũng như các hộ trồng mía mong muốn nhà máy mía đường tiếp tục thu mua mía với giá ổn định thì bà con sẽ đồng hành với cây mía lâu dài.
Giống mía được đưa vào trồng thử nghiệm trên đất bãi ở xã Lĩnh Sơn là giống mía Thái Lan LK9211. Đất bãi phù sa, màu mỡ cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên giống mía này phát triển mạnh, dễ trồng, dễ chăm sóc và cho năng suất cao. Mía thu hoạch cây cao đến 3 mét, thân to, năng suất bình quân đạt 80 đến 100 tấn/ha, nhiều hộ trồng mía năng suất lên đến 120 tấn/ha. Các hộ trồng mía thu nhập từ 90 đến 100 triệu đồng/ha.
Vụ thu hoạch mía năm 2018 tại xã Lĩnh Sơn, nhà máy mía đường Sông Lam đang thu mua mía nguyên liệu với giá 850 nghìn đồng/tấn. Hiện nay, toàn bộ đất bãi ven sông Lam với diện tích gần 50 ha của 120 hộ xã Lĩnh Sơn đã chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng mía.
Ông Phạm Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn cho biết, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năm 2017, xã Lĩnh Sơn đưa cây mía vào trồng thử nghiệm trên đất bãi. Do là năm đầu tiên trồng nên nhiều bà con nông dân nghi ngờ về tính hiệu quả của cây mía. Ban lãnh đạo xã cùng Công ty mía đường Sông Lam đã vận động, tuyên truyền và đồng hành cùng bà con mạnh dạn chuyển đổi cây trồng không hiệu quả sang trồng mía.
Đi vào thực tế trồng sau một năm, vụ mía thu hoạch đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn nên các hộ trồng mía tin tưởng vào mô hình chuyển đổi cây trồng xãNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn