20:17 EST Thứ hai, 04/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ cậu bé bán kem thành ông chủ trang trại mỗi năm thu 2,5 tỉ đồng

Thứ tư - 21/02/2018 22:16
Học hết lớp 7, Đinh Đăng Tuân đã đi bán kem ngược xuôi khắp nẻo quê vùng Lệ Thủy và ước mơ làm giàu luôn thôi thúc để rồi biến vùng đất cát bạc màu thành trang trại tổng hợp cho doanh thu 2,5 tỉ đồng/năm.


Anh Đinh Đăng Tuân: “Sẽ mở rộng và nâng cấp phân khu chăn nuôi lợn bên đó”

Bây giờ trang trại của Đinh Đăng Tuân có diện tích hơn 5ha. Trong đó có 3,5ha là ao hồ nuôi cá giống; hơn 1.200m2 chuồng trại chăn nuôi lợn. Hàng năm trang trại duy trì 50 con lợn nái ngoại; xuất chuồng khoảng 1.500 con lợn thịt cùng hàng vạn cá giống các loại. Doanh thu đạt trên 2,5 tỷ đồng...

Giữa cái lạnh cuối đông chợt bừng lên một ngày nắng. Cái nắng hiếm trải ươm vàng lên vùng trang trại của nông dân Đinh Đăng Tuân (38 tuổi, ở xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình).

Đưa chúng tôi đi ra cuối con đường rộng phân chia hai phân khu cá - heo, Tuân chỉ tay thành vòng rộng: “Bên đó sẽ cải tạo để nâng cấp khu nuôi heo theo quy trình chuẩn. Còn bên này tiếp tục đầu tư để nâng cấp hệ thống ao, hồ cho cá giống và cá thịt thương phẩm sạch cung cấp cho các quán ăn trong và ngoài tỉnh”.

Anh kể, hồi còn lóc cóc đi bộ đến lớp, nghe người ta rao: “Kem đây, kem đây mỗi cái 5 hào… Người nào không mua thì thiệt tui đây chẳng cần” là Tuân cứ ngẩn người ra nghe. Nghe vì cái nghề cứ đưa kem là lấy tiền, nghe vì thèm được mút que kem mát lạnh. Cái thôi thúc đó, khiến cậu chàng xin bố đi bán kem ngay khi vừa thôi học lớp 7. Vậy là mỗi sáng, Tuân đi bộ lên huyện lỵ nơi có nhà máy kem với quãng đường đi về hơn 20 cây số với thùng kem trĩu vai.

Những năm tháng “kem đây, kem đây” ngược xuôi khắp nẻo quê vùng Lệ Thủy, Tuân vẫn để mắt đến những ngôi nhà bề thế, những hồ cá mà mỗi lần đi qua nghe cá quẫy đến mê lòng. Tuân hỏi thì người ta nói đó là những nhà giàu. Hỏi sao giàu, người ta lại nói: “Do họ biết cách làm ăn”. Câu trả lời cứ in hằn vào trí nhớ của Tuân. Cậu dừng bước giữa đường, ngửa lòng hai bàn tay nhìn vào rồi ao ước: “Mình cũng sẽ biết cách làm ăn, cũng sẽ giàu, cũng sẽ thành ông chủ”.


Một góc trang trại

Năm 2000, khi mới bước vào tuổi đôi mươi, Tuân đã vào Hội Nông dân xã với một mục tiêu rất rõ ràng là học cách làm ăn của những người đi trước. Thế là Tuân gọi thêm đám bạn bè và cùng gia đình đào ao thả cá. Chặt tre, chặt phi lao làm chuồng lợn chắc, rộng. Tận dụng phần mái chuồng lợn để cải tạo thành chuồng gà… Đó là khi mô hình chăn nuôi được xem là “bề thế” trên vùng cát xám phếch màu.

Sau khi lập gia đình, Tuân xin bố mẹ ra ở riêng để bươn chải. Lúc này, trong gia đình có người anh trai và người chị gái phát bệnh nặng, thuốc thang, tốn kém mấy cũng không khỏi... “Mình không bứt phá lên thì lấy ai giúp cho bố mẹ, anh, chị. Lấy gì nuôi các cháu ăn học”, suy nghĩ đó cứ bám riết lấy Tuân.

Anh bàn với vợ xin ra vùng cát bạc màu, hoang hóa nơi giáp giữa hai xã để làm nơi lập nghiệp. Vậy rồi, vốn liếng, mượn bạn bè, vay thế chấp… tất tần tật được đổ vào ao cá, hệ thống chuồng trại. Một năm sau đó, cuối năm, Tuân ngửa hai bàn tay thấy cũng chẳng có gì. Vợ Tuân trách yêu chồng: "Rứa thì tiền còn nằm ngoài ao cá, chuồng heo chứ đi mô nữa mà hay lo”. Tuân thở nhẹ: "Trả được tiền vay, còn ao, còn chuồng coi như là lãi lớn. Làm được vậy là có đà rồi”.

Có hai sự kiện lớn mà Tuân xem như là quyết định “then chốt” trong khởi nghiệp của mình. Tuân nói: “Đầu tiên là em chuyển từ chăn nuôi giống lợn Móng Cái sang giống lợn lai ngoại. Thứ hai, để chủ động về giống nên mở hướng đầu tư nuôi lợn nái giống ngoại kết hợp nuôi lợn thịt”. Từ cái “then chốt” này, hơn năm sau, Tuân đã chủ động hoàn toàn về về giống và thực hiện quy trình khép kín trong chăn nuôi.

Hợp phần chăn nuôi lợn ngày càng phát triển, Tuân chẳng quên được việc kết hợp nuôi trồng thủy sản. Tuân chú trọng việc cung ứng con giống tốt, chất lượng cao cho người nuôi. Những loại giống mà bất cứ người nào có ao hồ cũng nuôi được như trắm, mè, chép, rô phi... Giống tốt, giá cả có phần rẻ hơn, ai chưa có tiền thì cho nợ. Với phương thức này, cá giống bán chạy như thác đổ. Các nguồn thu được đã tạo nên cho Tuân suy nghĩ phải mở rộng quy mô trang trại lớn hơn.


Khu ươm nuôi cá giống

Cũng may, lúc này những chính sách về nông nghiệp đã được cởi mở. Tuân căng mình chạy vạy vất vả để mua, sang nhượng, chuyển đổi đất. “Các chú, các bác trong đảng ủy, ủy ban xã rất nhiệt tình tạo điều kiện cho trang trại và những người có chí làm ăn trong xã về mở rộng quy mô sản xuất”, Tuân kể lại.

Vào năm 2010, quy mô trang trại của Tuân được mở rộng dần. Từ 1ha, lên 3ha và bây giờ là 5ha. “Tính ra tổng mức đầu tư cho trang trại là bao nhiêu”, tôi hỏi. “Rất khó nói chính xác vì em làm từng giai đoạn với vốn tự có đến đâu, làm đến đó. Nhưng hòm hòm cũng khoảng 5 tỷ đồng”, Tuân nói.

Ông Đinh Viết Màng, Chủ tịch UBND xã Hưng Thủy cho hay: “Tuân là một thanh niên biết vượt lên hoàn cảnh và rất sáng tạo trong tiếp cận những cách làm ăn mới. Hơn 10 năm qua, Tuân được người dân tín nhiệm bầu làm nhiều chức danh khác nhau như ủy viên Ban Mặt trận, cán bộ Hội Nông dân cơ sở, cán bộ Hội làm vườn. Trong các phong trào, Tuân đều thể hiện được vai trò tích cực nhiệt tình. Đặc biệt, em đã xây dựng được lập câu lạc bộ chăn nuôi của xã và hướng dẫn kinh nghiệm cho nhiều hộ từ khó khăn vươn lên khá giả. Hiện Tuân còn thêm trọng trách đại biểu HĐND huyện Lệ Thủy. “Em cố gắng hoàn thành tốt trọng trách và có những đóng góp lớn hơn cho nông dân quê nhà”, Tuân ấp ủ dự định của mình.

Vừa gây dựng cơ đồ, Tuân vừa dành thời gian theo học ở Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện. “Bây giờ em đang theo học lớp Trung cấp Chăn nuôi - Thú y. Sang năm là tốt nghiệp rồi. Sau này, để phát triển trang trại hiện đại, em phải học thêm lớp đại học nông nghiệp để có kiến thức điều hành”, Tuân bộc bạch thêm.


Học để nâng tầm quản lý trang trại

Xế trưa, Tuân lái ô tô tiễn chúng tôi ra đến quốc lộ. Con đường non cây số thoáng, thẳng chạy xuyên qua cánh đồng rộng. Con đường này cũng được đầu tư từ hiệu quả của trang trại. Những người nông dân đang tập trung xuống giống thấy xe chúng tôi đi qua đều đưa tay chào với nụ cười tươi trong nắng.

Bây giờ trang trại của Đinh Đăng Tuân có diện tích hơn 5ha. Trong đó có 3,5ha là ao hồ nuôi cá giống; hơn 1.200m2 chuồng trại chăn nuôi lợn. Hàng năm trang trại duy trì 50 con lợn nái ngoại; xuất chuồng khoảng 1.500 con lợn thịt cùng hàng vạn cá giống các loại. Doanh thu đạt trên 2,5 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng/năm. Tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động cùng hàng chục lao động thời vụ khác.

Theo Tâm Phùng (nongnghiep)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 309


Hôm nayHôm nay : 45032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 204615

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70431930