12:17 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỷ phú trên cát trắng

Thứ năm - 27/08/2015 11:33
Hơn nữa đời người gắn bó với miền cát trắng và gió, với mong muốn cuộc sống ấm no, đổi thay, người cựu chiến binh Lê Văn Hương đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ mô hình làm ăn đầy sáng tạo trên cát. Mô hình kinh tế ấy không chỉ mang lại tổng thu nhập gần 2 tỷ đồng mỗi năm cho gia đình ông mà còn góp phần xây dựng miền quê nghèo ngày càng văn minh, giàu mạnh.
ông Hương bên đàn vịt M1 super

ông Hương bên đàn vịt M1 super

Vượt một chặng đường xa, chúng tôi đến thăm gia đình cựu chiến binh Lê Văn Hương, ở thôn Linh An, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong. Dù đã bước qua tuổi 59, thế nhưng những cử chỉ và ánh mắt của ông vẫn tinh anh và nhanh nhẹn. Biết có khách ghé thăm mô hình chăn nuôi kết hợp lò ấp giống, ông Hương thân thiện dẫn chúng tôi thăm quan trang trại và chia sẻ bí quyết làm kinh tế trên cát trắng.
 
Năm 1983, sau khi tham gia chiến đấu trên đất bạn Lào, ông trở về quê với hai bàn tay trắng. Sau khi lấy vợ, cuộc sống lại càng nghèo nàn, vất vã hơn khi 4 người con lần lượt ra đời. Kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào việc  trồng lúa và không đủ để trang trãi sinh hoạt cũng như nuôi 4 người con ăn học.
 
Xác định thu nhập từ những hạt lúa không thể mang lại no ấm cho gia đình đông con, năm 1999, ông Hương quyết định vươn lên làm kinh tế thoát nghèo. Với suy nghĩ dựa vào điều kiện tự nhiên của quê hương và phải làm giàu từ cát, ông Hương mạnh dạn vay vốn mở trang trại chăn nuôi gà, vịt, lợn, ngan. Thời gian này vốn chưa nhiều và chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi nên mô hình kinh tế của ông hiệu qua mang lại không cao. Khó khăn lại càng chồng chất khi dịch bệnh những năm đó diễn ra liên tục. Năm 2005, sau khi đàn vịt, gà của ông trên 2000 con bị nhiễm dịch cúm H5N1, ông Hương buộc phải tiêu hủy tất cả và mất trắng.
 


Ông Hương giới thiệu về kỹ thuật ấp trứng vịt lấy giống
 
Quyết tâm làm lại từ đầu theo hướng vững chắc, ông Hương ra Hà Nội và theo học lớp kỹ thuật chăn nuôi, ấp giống tại các trung tâm chăn nuôi và trang trại. Sau khi tích cóp, nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, năm 2008, ông Hương trở về quê  vay vốn tiếp tục mở mô hình kinh tế. Để hiệu quả kinh tế mang lại cao, thay vì nuôi vịt cỏ, ông Hương nhập 1.000 giống vịt M1 Super nuôi lấy thịt. Mặt khác, ông Hương tiếp tục nhập thêm 1.000 giống vịt M1 Super nuôi đẻ trứng. Đây là giống vịt sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt và thời gian xuất bán cũng nhanh hơn. Đặc biệt khả năng kháng bệnh của giống vịt này rất cao. Cũng trong khoảng thời gian này, ông Hương tiếp tục đầu tư trên 100 triệu đồng để mở 2 lò ấp trứng vịt và gà với công suất mỗi máy đạt 8.000 quả nhằm cung ứng nguồn giống chất lượng cho bà con nông dân. Ngoài ra ông Hương còn tiến hành thay thế hoàn toàn giống gà cỏ sang nuôi gà đá.
 
Chia sẻ về cách chăn nuôi, ông Hương cho biết thêm: “muốn giống vật nuôi phát triển tốt tôi phải thực hiện tốt khâu phòng bệnh. Mặt khác, phải chọn kỹ càng các loại giống. Đặc biệt, trong quá trình chăn nuôi, không nên quá phụ thuộc vào thức ăn chăn nuôi công nghiệp, nên kết hợp thêm nông sản để chất lượng sản phẩm chăn nuôi đạt yêu cầu. Ngoài ra tôi còn phải tích cực trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ để đầu ra sản phẩm chăn nuôi luôn ổn định”.
 
Với hướng đi thay đổi con giống phù hợp và cách chăm sóc đúng kỹ thuật, việc chăn nuôi hàng năm của gia đình ông luôn thuận lợi. Riêng vịt thịt, mỗi năm ông nuôi được 4 lứa, mỗi lứa trên 1000 con. Còn về vịt đẻ, bình quân mỗi ngày ông Hương thu hoạch trên 700 quả trứng. Số trứng thu hoạch được, qua chọn lựa, khử trùng, ông Hương sử dụng trong việc ấp giống. Bình quân mỗi ngày ông cung ứng cho các trang trại, gia trại trên 500 giống gà và vịt. Riêng thu nhập từ hai lò ấp trứng mỗi tháng đạt trên 20 triệu đồng. Ngoài ra, ông Hương còn nhận cung cấp thức ăn chăn nuôi cho nhiều hộ nông dân trong và ngoài huyện.
 
Với mô hình kinh tế chăn nuôi, kết hợp cung ứng giống, bình quân hàng năm cho gia đình ông Hương tổng thu nhập gần 2 tỷ đồng. Sau khi trừ mọi chi phí mang về lãi ròng trên 500 triệu đồng.
 
Ông Hương chia sẻ thêm: “Có được kết quả như ngày hôm nay trong phát triển kinh tế là nhờ sự sáng tạo, cố gắng nổ lực của bản thân tôi. Sống trên cát trắng phủ đầy gió, không trồng trọt được thì tôi phải chăn nuôi. Điều làm tôi vui nhất là thu nhập của mô hình kinh tế không chỉ làm giàu cho gia đình tôi, mà còn giúp tôi nuôi 4 người con lần lượt bước vào giảng đường đại học. Tôi tự hào vì điều đó”.
 
Với cách làm giàu trên cát trắng, cựu chiến binh Lê Văn Hương đã thể hiện được bản lĩnh vượt khó vươn lên của bản thân. Đây cũng chính là mô hình kinh tế tiêu biểu cho nhiều người đang gắn bó với cát trắng học hỏi vươn lên.
Theo Đài PTTH Quảng Trị
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 755


Hôm nayHôm nay : 70793

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1526088

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74573059