21:46 EST Chủ nhật, 05/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỷ phú vùng gò đồi

Thứ hai - 24/04/2017 04:39
Trên mảnh đất gò đồi khô cằn, sỏi đá chàng kỹ sư công nghệ thông tin Nguyễn Thanh Tuấn (39 tuổi, ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, H. Núi Thành, Quảng Nam) đã khai hoang lập nghiệp, trở thành chủ trang trại có quy mô lớn, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Khởi nghiệp từ bàn tay trắng

Về xã Tam Hiệp hỏi “Tuấn trang trại” ai cũng biết, bởi đó là biệt danh mà người dân ưu ái đặt cho anh Tuấn vì anh là người đầu tiên đi đầu trong việc làm giàu từ mô hình trang trại trên địa bàn. Anh Tuấn vốn là một kỹ sư công nghệ thông tin, có công việc và mức lương ổn định tại TPHCM. Thế nhưng một lần tình cờ xem chương trình nhà nông làm giàu, thấy nhiều mô hình trang trại khá phát triển cho thu nhập cao nên anh quyết định trở về quê hương xây dựng trang trại để lập nghiệp.

“Làm trang trại, việc đầu tiên là phải có đất, sau nhiều lần lặn lội ngược xuôi ở nhiều vùng đất, tôi nhận thấy đất quê mình có thể trồng được nhiều loại cây ăn quả có khả năng chịu hạn, ở đây lại xa khu dân cư nên rất phù hợp cho việc xây dựng trang trại”, anh Tuấn khẳng định.

Lấy sức trẻ làm vốn liếng cùng với 60 triệu đồng vay mượn được, năm 2006 anh quyết định mua vùng đất gò đồi hoang ở thôn Thái Xuân trên địa bàn xã Tam Hiệp của 4 hộ dân với tổng diện tích hơn 16.000 m2. Thời điểm đó chưa có điện, đường sá đi lại hết sức khó khăn, dân cư thưa thớt. Hằng ngày trên đỉnh đồi người ta vẫn thấy bóng một chàng trai trẻ vạm vỡ, cặm cụi phát quang, san đất, làm cỏ để trồng cây ăn quả và xây dựng chuồng nuôi nhông cát đến tối mịt mới chịu về.

Ban đầu anh Tuấn dành khoảng 3.000 m2 nuôi hơn 10.000 con nhông cát, diện tích còn lại trồng các loại cây ăn quả như xoài, chôm chôm, đu đủ...các loại giống cây này được nhập từ miền Nam về. Sau một thời gian nhận thấy việc mở trang trại cho thu nhập cao, lại ổn định nên anh quyết định mua thêm 15.000 m2 để mở rộng diện tích trang trại để nuôi kỳ nhông, kỳ đà, nuôi heo, gà thả vườn, gà đông tảo, vịt trời và trồng rừng keo bao quanh.

Anh Tuấn đang cho đàn vịt trời ăn, một trong những vật nuôi mang lại thu nhập cao.

Trở thành tỷ phú

Sau gần 10 năm “cày ải”, đến nay, vùng đồi hoang ngày nào giờ đã trở thành trang trại tổng hợp có quy mô lớn cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Hiện tổng diện tích trang trại của anh Tuấn hơn 30.000 m2. Với hơn 1.500 con vịt trời, được bán thịt thương phẩm với giá 25.000 đồng/con, đem thu nhập gần 500 triệu đồng/ mỗi lứa xuất bán. Gà đông tảo có gần 1.000 con với nhiều loại như gà giống, gà lấy thịt, gà đẻ, gà làm cảnh...

Với giống gà 25 ngày tuổi được bán với giá 250.000 đồng/con, gà thương phẩm bán 350.000 đồng/kg, mỗi năm mô hình này cho thu nhập gần 1 tỷ đồng. Gà thả vườn hiện tại trang trại anh Tuấn có khoảng 6.000 con, được bán thương phẩm với giá 80.000 đồng/kg thu về mỗi năm khoảng 600-700 triệu đồng.

Bên cạnh chăn nuôi, với gần 5.000 cây ăn quả các loại và 2.000 cây tràm keo được trồng xen kẽ nhau, mỗi năm cho thu nhập hơn 400 triệu đồng. Sản phẩm của anh không chỉ có mặt trong tỉnh mà còn đi xa ra khắp các tỉnh trên cả nước. Như vậy, với trang trại tổng hợp này, mỗi năm anh Tuấn thu về hơn 5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí thu lãi hơn 1,5 tỷ đồng.

Anh Tuấn còn tạo công ăn việc làm cho gần 10 lao động nghèo với mức lương 4 triệu đồng/tháng/người. Bên cạnh đó anh luôn giúp đỡ bà con nông dân bằng cách hỗ trợ nguồn giống cây trồng vật nuôi, xây nhà tình nghĩa. Làm công trình phụ, lắp đặt nước sạch cho một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Tặng sách vở, quần áo mới, xe đạp cho nhiều học sinh vượt khó vươn lên học giỏi trên địa bàn xã, hiện anh Tuấn còn đỡ đầu 2 em học sinh lớp 2 và 1 em học sinh lớp 3 phụ cấp học phí 1 quý 500.000 đồng/em, cùng một số tiền sinh hoạt hằng ngày cho đến khi các em bước vào đại học.

Chia sẻ về định hướng sắp tới, anh Tuấn cho biết sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng trang trại. Tư vấn giúp đỡ bà con nông dân trong làng ngoài xã muốn học hỏi kinh nghiệm làm giàu từ mô hình trang trại.

Bài, ảnh: V.C/ CAND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 112

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 111


Hôm nayHôm nay : 40675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 157593

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73204564