15:51 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã “5 không” làm nông thôn mới

Chủ nhật - 22/11/2015 20:28
Từ một xã “5 không” (không điện, không đường, không trường, không trạm y tế, không chợ) nhưng sau 5 năm nỗ lực, xã Tân Hải (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) đã chuyển biến mạnh mẽ và lột xác nhờ xây dựng nông thôn mới.
Đường về xã Tân Hải nay đã khang trang

Đường về xã Tân Hải nay đã khang trang

Đổi thay

Trở lại xã Tân Hải vào những ngày này chúng tôi thấy diện mạo nơi đây đã có nhiều thay đổi khi con đường dẫn vào trung tâm được tráng nhựa bằng phẳng, hai bên đường cây xanh che rợp bóng mát… Nhớ lại những ngày xã Tân Hải còn mang danh “5 không”, để đến được trung tâm xã vào mùa mưa rất khó khăn. Cách duy nhất là đi bằng đường thủy, bởi chưa có đường bê tông. Nhà cửa lụp xụp, nhiều xóm làng bị cô lập, đêm xuống chỉ thấy ánh đèn dầu leo lét.

Là một trong những người dân sống lâu năm ở đây, lão nông Sáu Trung (Nguyễn Văn Trung, 72 tuổi) kể: “Trước đây, đi đâu ai cũng nói xã tôi ở là xã “5 không”. Nghe vậy, dân ở đây tủi lắm!”. Theo ông Sáu Trung, vì sống ở xã “5 không” nên cái gì cũng thiệt: Con em đi học rất vất vả, nhất là vào mùa mưa, học sinh phải vắt quần dài lên cổ để lội nước, đến trường mới mặc vào. Nhiều cháu bị trượt té ướt hết cả quần áo, sách vở. Vào ban đêm nếu dân trong xã bị bệnh thì phải chở sang các xã khác chữa bệnh, rất khó khăn…

Tuy nhiên, đó là những hình ảnh của Tân Hải xưa. Còn từ khi được chọn làm xã điểm của tỉnh trong việc xây dựng nông thôn mới thì Tân Hải đã có những khởi sắc mạnh mẽ. Ông Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch UBND xã Tân Hải, phấn khởi: “Sau 5 năm nỗ lực thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, từ một xã “5 không” đến nay Tân Hải đã có 100% đường nhựa, trên 99% dân sử dụng điện, 3/4 trường học xây dựng cơ bản, 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Tỷ lệ hộ nghèo từ trên 16% (năm 2010), nay còn 4,6%; thu nhập bình quân đầu người từ 8,5 triệu đồng/năm (2010), nay đã trên 34 triệu đồng/năm…”.

Sáng tạo cách làm phù hợp

Là một trong những người tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới, ông Trần Chí Cường (ấp Kết Nghĩa, xã Tân Hải) chia sẻ: “Khi địa phương triển khai xây dựng nông thôn mới tôi mừng lắm nên hiến đất xây trường học và làm đường giao thông nông thôn”.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã Tân Hải cũng gặp khó khăn khi thiếu nguồn lực tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng, đường, trường, trạm… Vì cấp trên không phải cái gì cũng “bao” hết nên xã phải có cách làm phù hợp.

Nói về chuyện này, ông Võ Trường Giang, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, chia sẻ: “Khi bước vào xây dựng nông thôn mới, xã Tân Hải lúc bấy giờ chỉ đạt 2/19 tiêu chí. Song, với sự chỉ đạo của tỉnh, huyện, sự quyết tâm nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và đặc biệt là sự đóng góp của những mạnh thường quân và nhân dân địa phương… đã huy động được trên 40 tỷ đồng. Chính vì vậy, sau 5 năm tổ chức thực hiện, xã Tân Hải đã đạt kết quả khá toàn diện, bộ mặt nông thôn khang trang hơn. Số hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện”. Cũng theo ông Giang, xây dựng nông thôn mới tất nhiên phải dựa theo bộ khung tiêu chí của quốc gia. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào điều kiện của địa phương mà làm phù hợp. Chính vì vậy, tiêu chí xây dựng chợ Tân Hải chưa thấy cần thiết đầu tư vào giai đoạn này. “Vì gần xã Tân Hải đã có chợ Phú Tân và chợ Cái Đôi Vàm có quy mô tương đối lớn. Do thực tế địa phương và nhu cầu hiện tại chưa cần thiết, vì vậy nếu đầu tư chợ tại xã Tân Hải sẽ lãng phí”, ông Giang giải thích.

Ông Giang cũng cho rằng, để quá trình xây dựng nông thôn mới thành công phải làm tốt khâu tuyên truyền để dân hiểu được chính sách, nội dung, phương pháp làm. Người dân hiểu xây dựng nông thôn mới do dân làm chủ thì họ sẽ đồng tình.  Ngoài ra, phải công khai, minh bạch cách làm để dân tin tưởng, sẵn sàn cùng với chính quyền địa phương vượt qua khó khăn…

NGỌC CHÁNH

theo sggp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: không

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1140812

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60149135