09:50 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng vùng cây trồng chuyên canh ở Sóc Sơn

Thứ hai - 16/04/2018 20:54
Nhằm nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống cho người dân, trong nhiều năm trở lại đây, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) tập trung chỉ đạo, làm tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhờ vậy, nhiều vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất hữu cơ đã được hình thành, mang lại giá trị kinh tế cao.

Hiệu quả bước đầu

Ðưa chúng tôi đi thăm ruộng dưa lê mới trồng cao chừng một gang tay, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Ðông Xuân (xã Ðông Xuân) Ngô Văn Luyến cho biết, nói đến Ðông Xuân là phải nhắc tới dưa lê, đây là đặc sản “siêu ngọt” của xã. Hiện nay, diện tích sản xuất dưa lê của xã vào khoảng 40 ha, trong đó có 10 ha được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được bao tiêu hoàn toàn. Dưa lê được trồng tập trung và tuân theo quy trình khép kín từ khâu gieo trồng, chăm sóc, đến khâu thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ. Vào thời kỳ thu hoạch, bình quân mỗi ngày HTX cung ứng sản phẩm cho nhiều chuỗi cửa hàng trên địa bàn thành phố với khối lượng từ một đến hai tấn/ngày. Nhờ đầu ra ổn định, dưa lê cho thu nhập khá cao, trung bình mỗi sào dưa, bà con thu được khoảng ba đến năm tạ dưa, nhờ vậy người trồng dưa có lãi khoảng 7 triệu đồng/sào, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Ở Sóc Sơn, ngày càng có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, khẳng định hiệu quả kinh tế. Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Nguyễn Ngọc Tân cho biết, phần lớn người dân ở Sóc Sơn vẫn gắn bó mật thiết với nghề nông. Vì vậy, muốn nâng cao đời sống cho nhân dân phải có những thay đổi tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Xác định được những ưu thế của địa phương, thời gian qua, huyện đã nỗ lực hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Ðiển hình như vùng chuyên canh rau ở các xã Thanh Xuân, Ðông Xuân, Xuân Giang, Việt Long, Mai Ðình, Hiền Ninh... mang lại lợi nhuận từ 300 đến 500 triệu đồng/ha. Hiện, diện tích gieo trồng rau của toàn huyện lên tới 1.450 ha. Trong đó, diện tích trồng rau theo quy trình sản xuất rau an toàn, VietGAP, rau hữu cơ vào khoảng 430 ha; diện tích còn lại cũng được sản xuất theo hướng an toàn. Cùng với rau màu, Sóc Sơn còn có vùng chuyên canh cây hoa nhài với diện tích khoảng 148 ha cho thu nhập từ 420 đến 450 triệu đồng/ha, tập trung ở Phủ Lỗ, Ðông Xuân và đang phát triển sang các xã khác. Trong chăn nuôi, số lượng tổng đàn lợn của Sóc Sơn đạt hơn 121 nghìn con, sản lượng thịt xuất chuồng 8.498 tấn/năm, tập trung ở các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Tân Hưng, Bắc Phú... Nắm bắt được lợi thế của địa phương và xu thế của thị trường, người dân ở các xã Việt Long, Tân Hưng, Phú Minh, Phủ Lỗ, Xuân Thu, Kim Lũ còn mạnh dạn đầu tư, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm lớn, nhất là gia cầm đẻ trứng và các loại chim bồ câu, chim trĩ, chim cu gáy, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định.

Tạo đà phát triển bền vững

Ðể có được những kết quả như ngày hôm nay, những năm qua UBND huyện Sóc Sơn đã phối hợp các đơn vị liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tổ chức sản xuất. Ðồng thời, từng bước xây dựng các nhãn hiệu hàng nông sản có thế mạnh. Hiện, Sóc Sơn đã xây dựng xong năm thương hiệu tập thể gồm: Rau hữu cơ Sóc Sơn, chè Bắc Sơn, bưởi sạch Sóc Sơn, gà đồi Sóc Sơn, gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn. Ngoài ra các mặt hàng nông sản khác như dưa lê, nấm ăn... cũng đã hoàn thiện bao bì sản phẩm đóng gói được nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Các mặt hàng nông sản sau khi được xây dựng thương hiệu đã tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất từ 1,5 đến 2 lần so với trước đây. Ðồng thời, để ổn định đầu ra cho sản phẩm, huyện phối hợp các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức xúc tiến thương mại. Nhờ vậy, đã có nhiều hợp đồng được ký kết, bao tiêu sản phẩm giúp bà con.

Mặc dù nông nghiệp của huyện Sóc Sơn đã và đang tiếp cận đến nền nông nghiệp hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung, một số sản phẩm có thương hiệu, được liên kết, bao tiêu… song hiện nay, các vùng sản xuất vẫn chưa thật sự có sản phẩm hàng hóa bền vững, sản xuất lớn nhưng số lượng mô hình ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều. Cụ thể, việc ứng dụng giống tiến bộ đã được tăng cường nhưng tiếp nhận và tổ chức triển khai đại trà của người dân hạn chế. Công tác bảo quản, chế biến nông sản còn nhiều bất cập, làm ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm và quy mô sản xuất. Nhiều địa phương phát triển sản xuất một cách tự phát, không có kế hoạch, không bảo đảm quy hoạch. Do đó,nông nghiệp ở Sóc Sơn vẫn chưa thoát khỏi tình trạng được mùa rớt giá. Việc liên kết trong sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị đã hình thành tuy nhiên vẫn ở quy mô nhỏ và số lượng ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Nguyễn Ngọc Tân, cho biết, thời gian tới huyện Sóc Sơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, khảo nghiệm một số bộ giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với sinh thái từng vùng, tăng cường đầu tư cho công tác tập huấn kỹ thuật, kiến thức kinh tế thị trường cho nông dân. Quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn mang tính hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm. Ðồng thời, để tạo liên kết sản xuất bền vững, huyện chủ trương hỗ trợ hình thành mối liên kết giữa các bên liên quan và tiếp tục tạo cơ chế ưu đãi về lãi suất, thuê đất, chính sách thuế để thu hút các doanh nghiệp, công ty... đầu tư vào phát triển nông nghiệp.

Theo Thư Hà/Báo Nhân Dân .vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 232


Hôm nayHôm nay : 48026

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 484074

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73531045