22:27 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Ngoài tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xóa rào cản phát triển hợp tác xã kiểu mới

Thứ sáu - 20/04/2018 19:16
Sau khi Luật Hợp tác xã sửa đổi năm 2012 có hiệu lực và đi vào cuộc sống, nhiều mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được chuyển đổi hiệu quả, tạo ra bước đột phá trong các hoạt động sản xuất kinh doanh tập thể.

Xóa rào cản phát triển hợp tác xã kiểu mới


Đổi mới mô hình

Theo Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình, đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 230 HTX kiểu mới hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Các HTX đã củng cố tổ chức, bộ máy, chủ động thay đổi các mô hình sản xuất truyền thống, đưa các cây, con mới vào sản xuất giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập và liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm.

Tại huyện Yên Khánh, một trong những điểm sáng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và hiệu quả trong hợp tác liên kết 4 nhà đó là HTX Đại Thành. Ông Trần Văn Thúy, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Đại Thành cho biết, những năm gần đây, vấn đề an toàn thực phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm. Chính vì vậy, HTX xác định phát triển nông nghiệp theo hướng nông sản sạch nhằm phát triển bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Để làm được điều đó, HTX Đại Thành đã mạnh dạn chuyển đổi 50ha đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng các loại cây rau củ phục vụ xuất khẩu như dưa chuột bao tử, mướp đắng, cà chua nhót theo hướng nông sản an toàn, cho thu nhập từ 390 – 400 triệu đồng/ha/năm, cao hơn từ 3 đến 4 lần so với trồng lúa; cải tạo 16 ha vườn tạp để trồng các loại cây dược liệu làm thuốc như bạch chỉ, bạch truật, ngưu đất… cho thu nhập 330 – 350 triệu đồng/ha/năm.

Cũng đưa ra mô hình phát triển kinh tế bền vững, HTX Liên Dương, xã Khánh Dương, huyện Yên Mô cũng tìm giải pháp để kí kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Ớt Việt Nam đưa vào trồng hơn 11 ha giống ớt cay xuất khẩu số 7, thay thế cho các cây trồng cũ kém hiệu quả.

Việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế HTX cho thấy Ninh Bình đã biết phát huy thế mạnh, tạo việc làm để nâng cao thu nhập cho người dân. Cách làm bài bản này một lần nữa khẳng định tính đúng đắn từ những chủ trương, chính sách mà tỉnh đã đưa ra.

Tiếp tục giám sát Luật HTX

Trong năm 2017, MTTQ tỉnh Ninh Bình đã tổ chức giám sát Luật HTX tại huyện Kim Sơn và Yên Khánh để tìm ra những mặt mạnh và những hạn chế, yếu kém cần khắc phục để phát triển Luật HTX kiểu mới. Qua giám sát, một số HTX của 2 huyện được đánh giá là đơn vị hoạt động có hiệu quả, đi đầu trong các phong trào sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân; tổ chức hiệu quả các dịch vụ đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, tại huyện Kim Sơn có 52 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Các HTX sau khi tổ chức lại hoạt động bước đầu đã thực hiện được các khâu dịch vụ thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp. Những công việc mà người nông dân không trực tiếp làm được như dịch vụ thủy nông, bảo vệ thực vật, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp... thì một số HTX đã mở thêm hoạt động dịch vụ đó để tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho các xã viên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Qua kiểm tra, giám sát Luật HTX năm 2012 tại 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh, ông Phạm Văn Hiện, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Ninh Bình, trưởng đoàn giám sát cho rằng, công tác quản lý nhà nước đối với các HTX trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động của các HTX cũng như đã phân công rõ trách nhiệm cho các phòng chuyên môn trong tham mưu, quản lý nhà nước đối với các HTX. Các HTX sau khi tổ chức lại hoạt động bước đầu thực hiện được các khâu dịch vụ thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp. Một số HTX đã mở thêm hoạt động dịch vụ, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập của HTX và của xã viên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

UBND các huyện cũng đã thẳng thắn trao đổi với đoàn giám sát về những khó khăn, hạn chế sau khi chuyển đổi HTX theo Luật năm 2012 như: suy nghĩ của một số thành viên còn hạn hẹp, chưa phát huy tinh thần trách nhiệm đối với hoạt động của HTX; việc huy động vốn góp của các thành viên gặp khó khăn; trình độ quản lý của một bộ phận cán bộ HTX còn hạn chế.

“Để thực hiện tốt hơn Luật HTX, trong thời gian tới cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, kinh tế HTX đối với các cấp, các ngành. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đủ mạnh để kinh tế HTX phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chuỗi giá trị cũng như hỗ trợ xây dựng một số mô hình HTX “kiểu mới” theo hướng ưu tiên các hoạt động dịch vụ tổng hợp quy mô toàn xã hoặc HTX chuyên ngành sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực trên địa bàn các huyện, thành phố”- ông Hiện nói. 

Theo Tuệ Phương/Báo Đại Đoàn Kết.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 295

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 294


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 535053

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70762368