Những năm qua, Phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và thoát nghèo bền vững là một trong những phong trào thi đua được Hội Nông dân tỉnh triển khai và thực hiện hiệu quả. Từ phong trào này, đã xuất hiện nhiều gương nông dân sản xuất kinh doanh tiêu biểu, có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Phát huy tinh thần đoàn kết, năng động và sáng tạo, những năm gần đây, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Ngày 12/2, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp Viện Cây ăn quả miền Nam đến thăm mô hình thử nghiệm tổ hợp ghép bưởi da xanh chống chịu mặn do 2 đơn vị phối hợp thực hiện tại Ấp 2, thị trấn Long Phú (Long Phú).
Là địa phương tập trung thực hiện linh hoạt và hiệu quả các chính sách, giải pháp và nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Phát huy thành công của dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng lớn thâm canh và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa ở phía Nam” trong năm 2018, vụ Thu Đông 2019, Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Vĩnh Long tiếp tục thực hiện dự án này với diện tích sản xuất lúa 72 ha.
Vụ Đông năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Nam Định đã triển khai mô hình thuộc dự án “Sản xuất khoai tây năng suất, chất lượng cao liên kết với nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm tại vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng” tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Với sự nhạy bén và năng động trong việc ứng phó hạn, mặn, thời gian qua, không ít nông dân ở huyện Bình Đại đã chủ động xây dựng nhiều mô hình ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo nhu cầu sản xuất và sinh hoạt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình có hộ ông Phạm Văn Bảy, ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Vang thành công với ý tưởng lắp đặt cống trữ ngọt cục bộ khép kín trong mương vườn dừa.
(Cổng ĐT HND)- Nhận thấy sự ưa chuộng của thị trường đối với các sản phẩm nông sản sạch, hộ các anh Nguyễn Duy Luân, Vũ Trọng Hậu, ngụ ấp Hòa Bình, xã Vĩnh Thanh đã mạnh dạn hợp tác đầu tư hơn 500 triệu đồng làm nhà màng trồng dưa lưới.
Startup liên kết nông dân trồng nghệ chỉ mới bắt đầu từ năm 2016, nhưng đến nay đã tập hợp được 1.089 hộ nông dân trồng nghệ diện tích 118 ha.
Thực hiện lời dạy của Bác, cán bộ, đảng viên Chi bộ ấp Thới Bình A1, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu “nói đi đôi với làm”, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Qua đó, được nhân dân tin tưởng ủng hộ...
Ông Nguyễn Bá Lộc, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân khu vực 4, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, được nhiều người biết tiếng về sự thành công với mô hình trồng mai vàng. Trên diện tích 1.700m2 đất, ông Lộc trồng trên 300 chậu mai vàng để bán vào dịp Tết. Nhờ khéo tính toán, ham học hỏi và mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, ông Lộc có thu nhập 120 triệu đồng/năm từ việc bán và cho thuê mai Tết.
Sinh ra và lớn lên tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, ngay từ khi còn học THPT, Nguyễn Xuân Vinh - sinh viên lớp Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử khóa 4, Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ đã đam mê lĩnh vực công nghệ. Vì vậy, Vinh mày mò chế tạo nhiều thiết bị điện và phần mềm tham dự và giành nhiều thành tích cao trong các cuộc thi như: Tin học trẻ do Tỉnh đoàn Hậu Giang tổ chức, cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên và nhi đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang tổ chức… Trở thành sinh viên tại môi trường mới năng động đã thổi bùng ngọn lửa đam mê sáng chế và hoạt động phong trào Đoàn, Hội trong Nguyễn Xuân Vinh…
Với tinh thần chịu khó, ham học hỏi, mong muốn làm giàu trên mảnh đất của mình, ông Lê Văn Bon ở khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy đã ứng dụng thành công mô hình nuôi thủy sản kết hợp làm vườn, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng…
Sáng 29/1 (mùng 5 Tết), đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn cùng với đại diện UBND tỉnh Khánh Hòa đã đón ngư dân khai thác trên biển dịp Tết Nguyên đán về cập Cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang) đầu năm 2020.
Khởi nghiệp với nghề đầu bếp, nấu cơm cho nhân viên của một công ty kinh doanh phân bón nhưng anh Trần Anh Nguyên lại thành công với nghề trồng rau cùng thương hiệu rau sạch Hạo Nguyên.
Trên vùng đồi cát trắng chỉ có nắng và gió Lào thổi rát mặt ở Thanh Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), nổi lên một trang trại nuôi cá chình công nghệ cao (CNC). Anh Lê Hà Giang, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ Kim Long Việt Nam đón chúng tôi với cái bắt tay thật chặt: “Đến bây giờ thì doanh thu của chúng tôi đạt khoảng 4 tỷ và đang phấn đấu lên con số 6 tỷ”.
Hiện, cả nước có trên 6,5 triệu hộ gia đình được vay vốn ưu đãi tại NHCSXH theo phương thức ủy thác thông qua 04 tổ chức hội, đoàn thể, với 177.460 Tổ tiết kiệm và vay vốn, giao dịch tại gần 11 nghìn Điểm giao dịch.
Năm 2019, HTX Dịch vụ tổng hợp Đa Tốn cung ứng cho nhu cầu thị trường hơn 150 tấn rau, đạt mức lương bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.
Những ngày cuối cùng của năm, không khí Tết đã tràn khắp muôn nơi, tôi có dịp gặp gỡ và trò chuyện với những nông dân “công nghệ cao” của huyện Hải Hậu. Họ là những người mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Qua đó không chỉ phát triển kinh tế gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững.
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân huyện Hải Hậu đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, qua đó tạo điều kiện giúp đỡ hội viên mở rộng quy mô sản xuất, tham gia xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, đa dạng ngành nghề, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho hội viên.