09:00 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

1001 cách làm ăn: Cam thay mía đồi

Thứ sáu - 26/09/2014 12:15
Tôi vào thăm Công ty Mía đường Lam Sơn và gặp lại bác Lê Văn Tam - người anh hùng đã cứu dân miền tây Thanh Hóa vượt qua thời gian khó bằng việc trồng mía.
Người trồng cam phải lưu ý các yêu cầu về sinh thái (ảnh minh họa).

Người trồng cam phải lưu ý các yêu cầu về sinh thái (ảnh minh họa).

Nhưng tới nay trên thương trường, giá đường đang chịu sự cạnh tranh dữ dội do năng suất mía tăng vọt. Bác Tam chủ trương chuyển một phần diện tích mía đồi sang trồng các cây khác, trong đó có cây cam.

Cây cam ở ta đã qua nhiều thăng trầm. Ở miền Bắc, ta đã xây dựng nhiều nông trường chuyên trồng cam để phục vụ trong nước và xuất khẩu (chủ yếu cho Liên Xô). Có nhiều vùng chuyên canh trồng cam ở Nghệ An, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên... nhưng giá cam lúc lên lúc xuống. Gần đây, khi phong trào xây dựng trang trại nổi lên, cam lại được quan tâm trồng nhiều. Điều quyết định vẫn là thị trường.

Ở Cao Phong (Hòa Bình) có nhiều nhà thu bạc tỷ nhờ trồng cam. Giống cam ở đây có nguồn gốc từ cam Vinh. Cây cho năng suất cao, quả ngọt nhưng nhược điểm vẫn là còn nhiều hạt. Nếu cam không có hạt thì... tiền còn thu tới gấp bội! Vì vậy, bác Tam đã đưa giống cam không hạt về trồng. Ở nhiều tỉnh phía Nam, các nhà vườn đang xúc tiến việc thay giống để sớm có được cam không hạt.

Cam là nhóm cây thân gỗ, cao độ 3-5m. Nó có tuổi thọ là 50 năm, nhưng nếu không chăm sóc đầy đủ thì 15-20 năm cây đã bị cỗi. Tuy nó có rễ cọc nhưng rễ lại phát triển chủ yếu ở tầng đất mặt với độ sâu khoảng 40-50cm. Cam ưa ẩm nhưng lại không chịu được úng ngập và nơi có tầng nước ngầm cao. Vì rằng, hệ rễ của nó là rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh).

Do đó, nếu ngập úng sẽ thiếu ôxy, rễ không hoạt động được, cây héo vàng và có thể chết. Trồng nó trên đồi dốc thoai thoải là hợp lý. Tuy nhiên, nó thích vùng đất nhiều mùn (từ 2-2,5% trở lên), tơi xốp, giữ ẩm tốt, thoáng khí và độ chua từ 5,5-7,5. Những nơi có tầng canh tác dưới 1m và đất xấu thì ta phải hết sức quan tâm tới việc bổ sung phân hữu cơ bên cạnh việc bón phân vô cơ. Nếu trồng trên vùng đất sét nặng thì cây phát triển kém, quả thô, vỏ dày và bị chua, do đó ta phải cải tạo nhiều công hơn.

Nếu định trồng cam, xin bà con lưu ý, cam không ưa ánh sáng mạnh, ánh sáng trực xạ. Vì vậy, ở Ninh Thuận, Bình Thuận không nên trồng cam. Nó ưa ánh sáng tán xạ, do đó người ta trồng cam với mật độ hơi dày. Gần đây, các nhà khoa học bố trí trồng ổi xen với trồng cam. Cây ổi ngoài nhiệm vụ giảm bớt cường độ ánh sáng tới cây cam, còn có tác dụng xua đuổi các loại rầy gây bệnh Greening ở cây cam. Vậy là “một công đôi việc”!

Cam có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nên nó chịu được nhiệt độ từ 12-39oC. Tuy nhiên, để sinh trưởng tốt, nó ưa nhiệt độ từ 23-29oC. Nhưng khi quả chín, nếu nhiệt độ xuống thấp (từ 25-26oC) thì quả có màu sắc đẹp hơn và độ ngọt cũng cao hơn.

Không riêng gì ở Lam Sơn mà nhiều nơi khác cũng đang xúc tiến việc cơ cấu lại cây trồng. Việc đưa cam, chanh, quýt, bưởi vào canh tác là một việc đầy triển vọng. Tuy nhiên, bà con phải quan tâm tới các yêu cầu về sinh thái của chúng thì việc trồng mới đem lại kết quả mỹ mãn.
                                                                                                                                    Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 36382

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 900406

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72583115