02:24 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bắc Ninh: Hiệu quả chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi thủy sản

Thứ sáu - 19/09/2014 03:48
Huyện Lương Tài có nhiều diện tích ruộng trũng cấy lúa một vụ không hiệu quả, huyện đã chủ trương chỉ đạo thực hiện chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả cao.

Điển hình là xã Phú Hòa, những năm trước đây nhiều diện tích canh tác của xã vốn là vùng đất trũng như khu đất bãi Tỳ Bà với diện tích lên đến 65 ha thuộc 4 thôn: Hương Chi, Ngọc Thượng, Bà Khê, Tỳ Điện hằng năm chỉ cấy được một vụ lúa, vụ còn lại không hiệu quả với năng suất trung bình chỉ đạt 30 - 40 tạ/ha. Từ năm 2000 trở lại đây, thực hiện chủ trương của huyện, xã đã chỉ đạo thực hiện chuyển dịch ao hồ, ruộng trũng, đầm bãi cấy lúa không hiệu quả sang nuôi thủy sản. Nhiều hộ đã mạnh dạn nhận đấu thầu đất bãi quy hoạch thành các mô hình kinh tế chăn nuôi kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Chỉ trong năm 2001, toàn xã chuyển dịch được 65 ha ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản, nâng tổng diện tích mặt nước khai thác nuôi trồng thủy sản lên hơn 200 ha, với giá trị thu nhập trung bình cao gấp 2 - 2,5 lần so với cấy lúa.

Nuôi cá lăng ở tỉnh mang lại hiệu quả cao - Ảnh: CTV

Huyện Lương Tài đã triển khai nhiều biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để giúp người dân chuyển dịch như: đầu tư xây dựng giao thông, điện lưới tới các khu chuyển dịch; chỉ đạo các ngành, đoàn thể chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ vùng chuyển dịch…

Đến nay, toàn huyện có hơn 1.350 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó hơn 800 ha chuyển đổi, sản lượng thủy sản mỗi năm ước đạt hơn 9.000 tấn, cho thu nhập trung bình 130 - 150 triệu đồng/ha.

Thùy Dương 

Thủy sản Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 350


Hôm nayHôm nay : 29707

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 692233

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70919548