12:01 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bảo vệ gia súc mùa lũ

Thứ bảy - 06/10/2012 04:53
Mùa mưa lũ, nước ngập tràn nên việc tìm kiếm nguồn thức ăn xanh cho vật nuôi rất khó khăn, thời tiết ẩm ướt cũng là điều kiện để bệnh dịch phát triển. Vì vậy, bà con phải có biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh, hạn chế dịch bệnh cho đàn gia súc.

 

Tiêm phòng

Đây là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng... cho đàn gia súc.

Bệnh lở mồm long móng:

Tiêm vắc-xin cho trâu, bò từ 4 tuần tuổi trở lên, 4 tuần sau tiêm nhắc lại.

Tiêm phòng cho heo con 15 ngày tuổi trở lên, tiêm nhắc lại sau 4 tuần.

Heo nái và heo đực giống tiêm phòng 2 lần/năm. Riêng heo nái cần nhắc lại trước khi đẻ 2-3 tuần để tăng khả năng miễn dịch cho heo con qua sữa mẹ.

Bệnh dịch tả heo: Do chưa có thuốc đặc trị nên việc tiêm phòng bằng vắc-xin đặc biệt quan trọng. Với heo nái tiêm phòng 2 lần/năm, trước lúc phối giống; tiêm cho heo con khi được 20 ngày tuổi, sau cai sữa phải tiêm nhắc lại.

Bệnh tụ huyết trùng:

Với bê nghé, tiêm phòng lúc được 6 tháng tuổi, sau 6 tháng tiêm nhắc lại.

Trâu, bò sinh sản, cày kéo tiêm phòng 2 lần/năm.

Heo cần tiêm phòng ngay, trước khi tách đàn 4-5 tháng tiêm lại lần 2.

Vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại là hết sức cần thiết, góp phần đáng kể ngăn ngừa dịch bệnh. Khi vệ sinh, sát trùng chuồng trại cần chú ý:

Tiêu độc cơ học: Dọn sạch toàn bộ chất hữu cơ trong chuồng trại, cọ rửa máng ăn, uống...

Tiêu độc vật lý: Sau khi quét dọn sạch sẽ, có thể dùng nước sôi, lửa... để diệt các tác nhân gây bệnh đang tồn tại trong chuồng; dùng các loại hoá chất sát trùng như Biodine, Vickon... Nên chọn loại thuốc sát trùng có phổ rộng để giết được nhiều loại vi khuẩn, vi sinh, nấm..., thời gian tiêu trùng nhanh, hoạt lực kéo dài, ổn định, chi phí thấp.

Chăm sóc

Do thời tiết mưa lũ bất thường, cỏ cây bị ngập úng nên nguồn thức ăn xanh bị hạn chế. Bà con cần chủ động dự trữ nguồn thức ăn xanh, có thể ủ chua cỏ hoặc thân cây bắp (ngô) để đảm bảo nguồn thức ăn cho trâu, bò. Lưu ý cung cấp cho gia súc nguồn thức ăn tinh để có thêm dinh dưỡng cần thiết, chống chọi với điều kiện thời tiết bất lợi.

Quan tâm, chăm sóc sức khoẻ cho gia súc thật tốt, có đủ thức ăn, nước uống, hạn chế người ra vào chuồng trại, rắc vôi bột quanh chuồng, lối đi. Không thải nước bẩn ra môi trường xung quanh.

Theo dõi sức khoẻ vật nuôi hàng ngày, nếu thấy gia súc có biểu hiện mắc bệnh phải báo ngay cho cơ sở thú y. Phải tuân thủ theo quy định của thú y để hạn chế dịch bệnh xảy ra, tránh lây lan mầm bệnh.

Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia

 

Bảo vệ đàn gia súc, gia cầm mùa lũ

Mùa lũ đến thường gây dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, làm thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm có hiệu quả, bà con cần lưu ý những điểm sau:

- Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt, cần chủ động tôn cao nền chuồng, làm sàn kê cao và dự trữ thức ăn đầy đủ, làm rèm che chắn, tránh mưa tạt, gió lùa, đồng thời tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh cho gia súc như bệnh tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng...

- Đối với những vùng bị ngập lụt, bằng mọi cách phải di dời gia súc, gia cầm lên những vùng đất cao, làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ thức ăn đầy đủ và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, nhất là không cho gia súc, gia cầm uống nước lũ đã nhiễm bẩn, cần cho uống nước đã lắng phèn hoặc khử trùng.

- Ngoài ra, công tác phòng bệnh và chăm sóc gia súc, gia cầm trước, trong và sau khi lũ rút là rất cần thiết. Để phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm đạt hiệu quả, trước hết phải làm tốt công tác chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường và theo dõi nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh để chủ động phòng chống khi dịch bệnh có thể xảy ra, gây thiệt hại cho đàn gia súc gia cầm của hộ gia đình.

Công tác tiêm phòng:

- Đối với trâu, bò: Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng, nhất là những vùng tiếp giáp biên giới Campuchia để tạo vành đai an toàn dịch bệnh.

- Đối với heo: Tiêm phòng dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn và lở mồm long móng.

- Đối với gia cầm: Cần tiêm phòng dịch tả gà,vịt...

NTNN, 26/9/2003

 

Chăm sóc gia súc, gia cầm sau lũ

Những ngày qua, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Trị đã xảy ra mưa lớn gây ngập lụt ở nhiều nơi không chỉ làm thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi.

Sau lũ lụt, nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm khan hiếm do rau màu bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm. Bùn đất và khí hậu ẩm ướt đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Hơn nữa, sau lũ, nông dân lo dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, kinh tế lại khó khăn nên đã giảm đi sự chăm sóc đến đàn gia súc, gia cầm. Môi trường sau lũ bị ô nhiễm nghiêm trọng, vì vậy, đây là thời điểm đàn gia súc, gia cầm dễ bị dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sau lũ, các Trạm Thú y huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cử cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát và phát hiện sớm dịch bệnh để kịp thời dập tắt bệnh, không để cho dịch lây lan trên diện rộng. Các cán bộ thú y cũng trực tiếp hướng dẫn cho nông dân thực hiện những công việc cần thiết để chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm như chống đói, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn, nước uống...

Sau lũ, phần lớn nguồn thức ăn thô xanh đều khan hiếm vì thế để cho trâu, bò đủ chất dinh dưỡng thì có thể tăng thêm vào lượng thức ăn các loại khoáng chất, tăng lượng thức ăn tinh bột để gia súc, gia cầm lâu bị đói, nên bổ sung vào thức ăn lượng muối khoáng vừa đủ để tăng sức cho trâu, bò, lợn.

Những nơi quá khan hiếm thức ăn thô xanh thì cho trâu bò ăn thêm bánh liếm (loại bánh làm phục vụ chăn nuôi). Nông dân cũng cần tìm trong khu vực những nơi có đồng cỏ không bị ngập có thể đưa trâu bò lên để chăn dắt. Đối với gia súc già yếu và gia súc non cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như bổ sung thức ăn tinh và các loại thức ăn dinh dưỡng khác để gia súc già mau chóng hồi phục sức khỏe và gia súc non tăng trưởng bình thường.

Hạn chế không cho trâu bò uống nước ở những ao bị bùn. Đối với những gia đình có đàn gia súc, gia cầm lớn thì trong thời kỳ khan khiếm về thức ăn này cần xuất bán vừa có kinh phí khắc phục lũ lụt, ổn định cuộc sống, vừa hạn chế khả năng rủi ro do dịch bệnh có thể xảy ra. Đến khi tình hình sản xuất ổn định trở lại thì có thể gây dựng đàn mới.

Về chuồng trại cho gia súc, gia cầm sau lũ cần vệ sinh sạch sẽ, che chắn kín gió, tôn nền khô ráo hơn, tăng chất độn chuồng, tránh để cho gia súc, gia cầm nằm nơi ẩm ướt. Nông dân cần chú ý đề phòng các bệnh về đường ruột cho gia súc sau lũ, đối với trâu, bò cần đề phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ do trâu bò ăn phải thức ăn ngấm bùn...

Chi cục Thú y cũng đã chuẩn bị sẵn sàng một số loại thuốc điều trị bệnh truyền nhiễm, bệnh về đường tiêu hóa để dự phòng điều trị kịp thời cho đàn gia súc bị bệnh sau lũ. Chi cục Thú y đã phối hợp với các địa phương tổ chức tiêu độc, khử trùng môi trường sau mưa lũ với phương châm nước rút đến đâu tiêu độc đến đó, trước hết là tập trung ở những nơi ô nhiễm cao.

Đồng thời, Chi cục cũng tiến hành rà soát lại kết quả tiêm phòng định kỳ, những nơi tiêm chưa đạt yêu cầu thì tổ chức tiêm phòng bổ sung, nhất là đối với vắc xin lở mồm long móng đã giám sát, đôn đốc công tác tiêm phòng, phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm phòng 80% trở lên.

Sau lũ, nông dân cần tăng cường chăm sóc cho đàn gia súc hơn những ngày bình thường để tránh thiệt hại về kinh tế, góp phần ổn định sản xuất trước mắt cũng như những vụ mùa sắp tới.

Theo vietlinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 165


Hôm nayHôm nay : 52734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 864078

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72546787