13:07 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bất chấp khuyến cáo, người dân vẫn nuôi tôm thẻ chân trắng

Thứ năm - 03/08/2017 04:05
Là “thủ phủ” của con tôm càng xanh với mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, tuy nhiên vì thua lỗ liên tục nhiều năm liền nên từ năm 2015 đến nay, một số hộ nuôi tôm ở xã An Hòa và Phú Thành B, huyện Tam Nông chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Mặc dù ngành chức năng không khuyến khích nuôi, song đến nay toàn huyện đã có tới 149,3ha nuôi tôm thẻ chân trắng.
Vùng nuôi tôm càng xanh trước đây giờ phần lớn đã được chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng

Vùng nuôi tôm càng xanh trước đây giờ phần lớn đã được chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng

ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho hay, phong trào nuôi tôm thẻ chỉ phát triển mạnh từ khoảng cuối năm 2015 đến nay khi các hộ nuôi tôm càng xanh không còn hiệu quả do lũ nhỏ mấy năm gần đây, cộng thêm tình trạng ô nhiễm nguồn nước nên các hộ nuôi tôm càng xanh bị thua lỗ nặng. Xuất phát từ tình hình trên, một số hộ dân bắt đầu khoan giếng và thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích cải tạo từ ao nuôi tôm càng xanh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hùng cho rằng, trong điều kiện tình hình xâm nhập mặn đang xâm hại nghiêm trọng, chỉ còn một số địa phương như Đồng Tháp, An Giang chưa bị thiệt hại nhiều do hiện tượng biến đổi khí hậu. Vì vậy, địa phương phải hết sức cân nhắc trong việc phát triển cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng đến môi trường, nhất là nguồn nước được xem là rất quý hiếm trong những năm tới. Việc phát triển con tôm thẻ trên địa bàn tỉnh hiện nay, mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều nên hay không nên nuôi tôm thẻ trong vùng nước ngọt, song khi chưa có nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực nghiệm chính xác về vấn đề này thì việc phát triển con tôm thẻ vùng nước ngọt là không đúng quy định.

Do vậy, trước tình hình tôm thẻ phát triển nhanh hiện nay, tỉnh sẽ kiến nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo Tổng cục thủy sản phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh có nghiên cứu đánh giá việc nuôi tôm thẻ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Riêng tỉnh Đồng Tháp không chủ trương nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt và chỉ quản lý tôm thẻ theo hiện trạng có sự đánh giá của các ngành chức năng.

Tuy nhiên, từ năm 2015, sau chỉ đạo của UBND tỉnh về việc không cho người dân khoan giếng nuôi tôm thẻ ở vùng nước ngọt, địa phương đã tiến hành rà soát và trám lấp toàn bộ giếng khoan dùng lấy nước nuôi tôm thẻ trước đó, với số lượng từ năm 2016 đến nay là 63 giếng.

Quan điểm chung của huyện là không cấm nuôi tôm thẻ mà chỉ không khuyến khích tăng diện tích và khoan giếng lấy nước nuôi tôm thẻ. Do vậy, trước thực trạng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có chiều hướng tăng nhanh và hiệu quả như hiện nay, địa phương đã đề xuất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ nước ngọt tại một hộ trên địa bàn xã Phú Thành B.

Qua thời gian thử nghiệm, Sở NN&PTNT đã tổ chức hội thảo đánh giá về hiệu quả của mô hình, tuy nhiên vẫn chưa ngã ngũ về bên nào. Hiện địa phương vẫn đang chờ ý kiến của các ngành chuyên môn và nhà khoa học về vấn đề này. Về lâu dài địa phương kiến nghị có đề tài nghiên cứu sâu về tác động của con tôm thẻ đối với vùng nước ngọt riêng cho địa bàn Tam Nông để có cơ sở đánh giá cũng như trả lời với bà con nuôi tôm...


Thu hoạch tôm thẻ

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng (TN&MT), mặc dù việc bà con “thuần” con giống trước khi thả nuôi cơ bản đảm tôm phát triển tốt trong điều kiện vùng nước ngọt, tuy nhiên, qua kiểm tra tại các vùng nuôi thì các chỉ tiêu về môi trường đều vượt mức cho phép, chủ yếu là không đảm bảo một số chỉ tiêu về nguồn nước. Do vậy, ngành NN&PTNT cần khuyến cáo bà con nuôi tôm thẻ luân canh và có những quy trình nuôi hiệu quả hơn. Riêng Sở TN&MT sẽ phối hợp với địa phương tiếp tục kiểm tra lại việc khoan giếng và sử dụng muối không theo quy trình, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh.

Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều của các ngành chức năng và các nhà khoa học về vấn đề nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt, song trước hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm thẻ, ngành NN&PTNT cho rằng, việc cấm hoàn toàn thì không cấm mà là quản lý con tôm thẻ theo diện quản lý có điều kiện. Trong đó, các chỉ tiêu về môi trường, điều kiện sản xuất, giếng khoan, rải muối ao nuôi phải được quản lý chặt chẽ.

Ông Nguyễn Văn Công - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh cho hay, quan điểm của ngành là không cấm nuôi tôm thẻ mà đưa con tôm thẻ vào nhóm động vật quản lý có điều kiện. Trong đó, các điều kiện cụ thể là quản lý những nơi đã nuôi không vi phạm các điều kiện về vùng nuôi, không khoan giếng, rải muối tác động làm cho nước lợ... nếu đảm bảo đủ các điều kiện này thì sẽ xem xét.

Ông Công cũng đồng tình với ý kiến sẽ nghiên cứu đề tài khoa học riêng cho con tôm thẻ vùng Đồng Tháp Mười, nhưng theo ông, bên cạnh nghiên cứu đề tài, trước mắt địa phương phải kiểm soát được vùng nước và điều kiện nuôi để tham mưu cho UBND tỉnh.

Nguồn: Báo Đồng Tháp Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nuôi tôm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 168

Máy chủ tìm kiếm : 70

Khách viếng thăm : 98


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 229016

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73275987