Ông Lang Anh Tý, Chủ tịch UBND xã Châu Hội, xác nhận trên địa bàn xã có người đàn ông tử vong khi cố bắt con rắn hổ mang chúa dài 3 mét. Nạn nhân được xác định là ông Lê Xuân Hòa (60 tuổi), ở xóm 3, thôn Lâm Hội, xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu (Nghệ An).
Theo thông tin từ một số người dân chứng kiến sự việc kể lại, vào khoảng 21h ngày 21.9, ông Hòa nghe tiếng gà kêu bất thường phía sau nhà. Nghi ngờ có trộm nên ông bật dậy kiểm tra. Tuy nhiên, vừa tới cửa bếp, ông hốt hoảng thấy con rắn hổ mang chúa rất to.
Con rắn hổ mang chúa dài 2,5m, cực độc. Ảnh: LĐ.
Ngay lập tức ông Hòa dùng cây gậy nhằm rượt đuổi và có ý định bắt sống con rắn. Bất ngờ, con rắn quay lại cắn ông Hoà. Thấy vậy, vợ ông Hòa liền hô hoán hàng xóm ứng cứu.
Mặc dù được đưa đến bệnh viện cấp cứu, tuy nhiên do lượng độc tố của con rắn cắn ở vết thương trên người ông quá lớn, ông Hoà đã tử vong ngay sau đó.
Chủ tịch UBND xã Châu Hội cho hay, Con rắn sau đó bị người dân vây bắt, đánh chết. Nó dài khoảng 2,5m, nặng gần 2kg. Nạn nhân là người nghèo lâu năm trong bản, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
.Khi bị rắn cắn, cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công, tất cả đều hữu ích. Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc đọc đến tim nhanh hơn.
Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu trừ khi chúng ta biết chắc loài rắn đã cắn có nọc độc tác động đến thần kinh. Nới lỏng quần áo của nạn nhân và nếu cần thiết có thể cởi các đồ trang sức (nhẫn, vòng) ở vùng bị cắn.
Khi bị rắn cắn, việc xử lý ban đầu rất quan trọng. Ảnh: VNN.
Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu bệnh nhân thở nhanh > 30 lần/phút, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay. Vì nguyên nhân tử vong hàng đầu là suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, nên nếu không được hô hấp nhân tạo kịp thời, có thể bệnh nhân sẽ chết trước khi đến được bệnh viện.
Nếu bệnh nhân bị hoại tử: rửa sạch bằng nước muối sinh lý, dùng gạc sạch đậy lên, băng lại, rồi chuyển đi bệnh viện.
Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Tuy nhiên nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp.
Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả.
Chú ý: Không nên băng garo sau khi bị rắn cắn vì: Thứ nhất cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí đã bị buộc khiến phần này dễ hoại tử. Thứ hai, khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân vào cơn sốc. Bệnh nhân có thể tử vong lập tức.
Ngoài ra, bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.
Cách tốt nhất sau khi bị rắn cắn là rửa sạch vết thương, băng quấn kín vết thương bình thường để không tạo áp suất và gây bầm tím, hoặc băng nẹp giống như khi gãy chân tay.
Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
Theo Khánh Nguyên (TH)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn